Vốn pháp định chỉ được yêu cầu áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định, trong đó bảo hiểm nhân thọ là một ngành nghề đặc thù yêu cầu vốn pháp định. Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ đều chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước về tài chính. Đối với ngành nghề kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, nhà nước yêu cầu tương đối cao về mức vốn pháp định. Vậy, mức vốn pháp định cần thiết khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là bao nhiêu? Cùng Vina Accounting tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về vốn pháp định là gì?
1. Tìm hiểu về vốn pháp định?
Căn cứ Khoản 7 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về vốn pháp định như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.”
Các đặc điểm vốn pháp định:
– Phạm vi áp dụng: Vốn pháp định được xác định dựa theo ngành nghề kinh doanh cụ thể mà không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp.
– Đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh( cá nhân,tổ chức, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…)
– Ý nghĩa pháp lý: Quy định về vốn pháp định nhằm giúp doanh nghiệp phòng tránh được rủi ro và tổ chức hoạt động kinh doanh ổn định sau khi thành lập.
– Thời điểm cấp giấy xác nhận: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập, hoạt động.
– Vốn pháp định khác với vốn kinh doanh và vốn góp của những chủ sở hữu khác. Vốn góp của các chủ sở hữu khác hoặc vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng so với vốn pháp định.
2. Những quy định về vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Xem thêm: Mua bán doanh nghiệp và thủ tục mua bán doanh nghiệp mới nhất 2023
Quy định về vốn pháp định của công ty kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về vốn pháp định đối với doanh nghiệp khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ như sau:
“Vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ:
- a) Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
- b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
- c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
- Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
- a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
- b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
- c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.”
Như vậy, doanh nghiệp khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ cần phải đảm bảo mức vốn pháp định như sau:
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ( không bao gồm bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đơn vị) và bảo hiểm sức khỏe cần có mức vốn pháp định là 600 tỷ đồng;
– Kinh doanh bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí cần có mức vốn pháp định là 800 tỷ đồng;
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm liên kết đơn vị cần có vốn pháp định là 1.000 tỷ đồng.
3. Cần đảm bảo những nguyên tắc chung nào khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?
Những nguyên tắc khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Xem thêm: Những vấn đề liên quan đến tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp?
Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BTC quy định về những nguyên tắc chung của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm như sau:
“ Nguyên tắc chung trong kinh doanh và khai thác bảo hiểm
- Trung thực, công khai và minh bạch, tránh để khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cung cấp.
- Trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tìm hiểu các thông tin cần thiết về khách hàng, cân nhắc khả năng tài chính và năng lực chuyên môn của mình, đảm bảo duy trì các nguồn lực tài chính, khả năng thanh toán và các hệ thống quản lý rủi ro; đảm bảo không phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.
- Tài liệu giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải rõ ràng, phản ánh thông tin cơ bản tại quy tắc, điều khoản của sản phẩm bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài được phép cung cấp, nêu rõ các quyền lợi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài chịu trách nhiệm cập nhật các tài liệu giới thiệu sản phẩm, tài liệu minh họa bán hàng và các tài liệu bán hàng khác của mình trong suốt thời gian sử dụng.
- Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các quy tắc, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trực tiếp bán bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe cho bên mua bảo hiểm và không phải trả hoa hồng bảo hiểm cho đại lý bảo hiểm hoặc doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể giảm phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Mức phí bảo hiểm được giảm tối đa không vượt quá tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 Thông tư này. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm xây dựng quy trình giảm phí, mức giảm phí. Tổng Giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có trách nhiệm phê chuẩn quy trình này và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính trước khi thực hiện.
- Trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm cho một đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm phải quy định rõ tên doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đứng đầu, tỷ lệ đồng bảo hiểm của từng doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài đồng bảo hiểm phải cùng chịu trách nhiệm về những cam kết trong hợp đồng bảo hiểm với bên mua bảo hiểm.”
Như vậy, đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, cần phải bảo đảm tuân thủ tất cả các nguyên tắc chung tại Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BTC nêu trên.
4. Trước khi cung cấp tài liệu minh họa bán bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng có cần phải có ý kiến của chuyên gia không?
Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi cung cấp tài liệu
Tài liệu minh họa bán hàng được quy định tại Điều 4 Thông tư 50/2017/TT-BTC như sau:
“ Nguyên tắc trong khai thác bảo hiểm nhân thọ:
Ngoài các nguyên tắc chung quy định tại Điều 3 Thông tư này, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tài liệu minh họa bán hàng cung cấp cho bên mua bảo hiểm:
- a) Có sự chấp thuận của chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán trước khi sử dụng để cung cấp cho bên mua bảo hiểm;
- b) Đối với những sản phẩm có giá trị hoàn lại, tài liệu minh họa bán hàng trình bày những điều kiện để được nhận giá trị hoàn lại và những quyền lợi, kèm theo số tiền cụ thể mà bên mua bảo hiểm được hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, nêu rõ những quyền lợi này là có đảm bảo hay không có đảm bảo.”
Như vậy, trước khi doanh nghiệp cung cấp tài liệu bán bảo hiểm nhân thọ của mình cho khách hàng thì cần phải bảo đảm rằng tài liệu đã được các chuyên gia tính toán về các giả định dùng để tính toán chấp nhận trước khi được dùng để cung cấp cho khách hàng.
Ngoài ra, tài liệu minh họa bán hàng phải trình bày những điều kiện bắt buộc để nhận được quyền lợi, giá trị hoàn lại, kèm theo số tiền cụ thể mà khách hàng được hưởng khi nhận giá trị hoàn lại, cần phải nêu rõ được những quyền lợi này là có được đảm bảo hay không có đảm bảo.
Trong bài viết trên đây, Vina Accounting đã cung cấp cho bạn đọc những quy định mới nhất của pháp luật đối với doanh nghiệp về vốn pháp định cần thiết khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Để được hỗ trợ về những vấn đề liên quan đến kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp, hãy truy cập vào website vinaaccounting.vn hoặc hotline 0901 22 73 88 để được hỗ trợ nhanh nhất.