Vốn điều lệ ngân hàng là gì? Điều cần biết về vốn điều lệ

Vốn là điều kiện quan trọng để thành lập Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Là yêu cầu khắt khe trong việc tổ chức cũng như cấp Giấy phép hoạt động của Ngân hàng. Bài viết dưới đây, Vina Accounting sẽ mang đến những thông tin về vốn điều lệ ngân hàng là gì đầy đủ và chi tiết nhất.

I. Vốn điều lệ ngân hàng là gì?

Trong Khoản 1 Điều 29 Thông tư 40/2011/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ ngân hàng: “Vốn điều lệ của ngân hàng là số vốn đã được chủ sở hữu thực cấp hoặc là số vốn đã được các thành viên hay cổ đông góp vốn thực góp và được ghi nhận trong Điều lệ của Ngân hàng.”

Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể gia tăng từ các nguồn:

  • Quỹ thặng dư vốn cổ phần, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và các quỹ khác theo quy định pháp luật.
  • Phát hành các loại cổ phiếu.
  • Thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu phổ thông.
  • Các thành viên góp vốn cấp thêm vào vốn điều lệ của Ngân hàng.

II. Đặc điểm vốn điều lệ ngân hàng thương mại

Số vốn điều lệ của Ngân hàng có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Dưới đây là các đặc điểm của vốn điều lệ ngân hàng thương mại cần nắm rõ.

1. Lượng vốn ngân hàng lớn từ nhiều thành viên góp vốn

– Cổ đông sáng lập ngân hàng có đủ khả năng tài chính để tham gia góp vốn.

– Cổ đông sáng lập cá nhân có khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi dân sự cá nhân và đủ năng lực về tài chính để tham gia góp vốn.

2. Mức vốn điều lệ thực không được thấp hơn mức vốn pháp định

Đặc điểm này được dựa theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2019/NHNN. Trong trường hợp thấp hơn, Ngân hàng nhà nước sẽ xử lý như sau:

  • Kiểm tra hoặc yêu cầu chi nhánh Ngân hàng thực hiện việc kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ và vốn được cấp.
  • Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các biện pháp xử lý của chi nhánh Ngân hàng.
  • Giám sát và thanh tra việc tổ chức, triển khai việc thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý theo yêu cầu từ Ngân hàng nhà nước.

Dựa theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, Ngân hàng nhà nước sẽ có quyết định cụ thể về các biện pháp xử lý đối với từng Ngân hàng như sau:

  • Tại Khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước có quy định rõ về việc giá trị thực của vốn điều lệ giảm xuống dưới mức 80% so với mức vốn pháp định.
  • Thu hồi giấy phép của chi nhánh Ngân hàng khi có giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định dưới 50%, hoặc thấp hơn liên tục trong thời gian 6 tháng.

3. Không được dùng để mua cổ phần, góp vốn

Ngân hàng thương mại chỉ mua lại được cổ phần cổ đông sau khi thực hiện thanh toán hết số cổ phần được mua lại mà vẫn đảm bảo được các tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, giá trị thực của vốn điều lệ không bị giảm xuống thấp hơn giá trị của mức vốn pháp định.

III. Vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng thương mại

Nguồn vốn điều lệ tại ngân hàng sẽ cực kỳ lớn vì bản chất của hoạt động ngân hàng là kinh doanh tín dụng, do vậy có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì hoạt động của ngân hàng. Dưới đây là những vai trò và ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng.

  • Vốn điều lệ do nhiều thành viên cổ đông đóng góp, do vậy Ngân hàng luôn có đủ vốn cũng như cam kết trách nhiệm của các thành viên khi tham gia góp vốn.
  • Việc phân định rõ nguồn vốn sẽ là cơ sở để thực hiện hoạt động phân chia lợi nhuận cũng như phân chia những rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàng.
  • Tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ ảnh hưởng đến quyết định của thành viên trong hoạt động của ngân hàng.
  • Lượng vốn điều lệ của ngân hàng lớn ảnh hưởng đến mức độ đầu tư của các nhà đầu tư. Ngân hàng có vốn điều lệ càng lớn thì khả năng thu hút vốn đầu tư càng cao.

IV. Xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng tại Việt Nam

Top 10 Ngân hàng Việt Nam có vốn điều lệ lớn nhất cả nước:

  • BIDV.
  • Vietcombank.
  • Vietinbank.
  • Techcombank.
  • Agribank.
  • VPBank.
  • MB.
  • Sacombank.
  • ACB.
  • SCB.

Tổng vốn điều lệ của 10 Ngân hàng trên đạt gần 280 tỷ đồng, chiếm 68% tổng vốn điều lệ của 28 ngân hàng được thống kê.

Trên đây là những thông tin về Vốn điều lệ ngân hàng mà Vina Accounting cung cấp đến bạn đọc một cách chi tiết nhất.

Ngoài ra, Vina Accounting còn cung cấp tiện ích như chữ ký số, hoá đơn điện tử, phần mềm quản lý bán hàng, dịch vụ khắc dấu,….

Liên hệ qua Hotline: 0901 22 73 88 hoặc qua Email: vinaglobal.vn@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn.