10 ưu nhược điểm của việc thành lập doanh nghiệp mới

Các hoạt động kinh doanh sản xuất ngày càng phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới. Vậy người chủ những doanh nghiệp này sẽ nhận được lợi ích gì và phải đối mặt với những khó khăn như thế nào? Cùng Vina Accounting tìm hiểu những thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.

I. Những thử thách doanh nghiệp mới cần đối mặt và lợi ích về sau

Bạn nên đánh giá lại tình trạng tài chính và năng lực của bản thân cũng như tìm hiểu các ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới trước khi bắt tay vào thành lập doanh nghiệp của riêng mình.

1. Khó khăn trong giai đoạn mới thành lập của doanh nghiệp

Thành lập công ty mới là một quá trình đầy gian truân, nhiều người đã phải bỏ cuộc khi biết đến những thử thách đang chờ đợi họ trong thời gian đầu. Cụ thể:

  • Khối lượng công việc nhiều hơn: Điều này khiến bạn sẽ gặp nhiều mệt mỏi về thể chất và áp lực về mặt tinh thần khi phải tốn nhiều thời gian xử lý lượng công việc khổng lồ.
  • Tự tìm tòi và học hỏi: Việc tự thành lập doanh nghiệp riêng đồng nghĩa bạn cần phải tự học hỏi, tìm ra giải pháp phù hợp mà không có người hướng dẫn. Điều đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn, thậm chí đẩy công ty đến bờ vực phá sản ngay trong thời gian đầu.
  • Xây dựng mọi thứ từ con số 0: Thành lập doanh nghiệp mới có nghĩa là bạn phải xây dựng mọi thứ lại từ đầu, từ các thủ tục pháp lý để được kinh doanh, xây dựng đội ngũ nhân viên cho đến tìm kiếm đối tác mới, đàm phán hợp đồng kinh doanh,…
  • Nguy cơ thất bại cao: Với vốn kinh nghiệm ít ỏi và không có người dẫn dắt, nguy cơ thất bại ngay trong thời gian đầu của bạn là rất lớn. Việc này gây lãng phí thời gian, tiền bạc và thậm chí gây ra các căn bệnh tâm lý như trầm cảm hay sợ thất bại mà bạn có thể mắc phải sau đó.

2. Lợi ích của việc thành lập doanh nghiệp mới

Tuy con đường xây dựng một doanh nghiệp riêng của bạn có nhiều chông gai, khó khăn nhưng cũng có những “quả ngọt” nhất định như:

  • Lợi ích về mục tiêu kinh doanh: Một doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều ngành nghề trong khi cá nhân không thể đáp ứng được điều đó. Thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu kinh doanh siêu lợi nhuận.
  • Lợi ích về mặt pháp lý: Pháp luật công nhận và bảo hộ mọi loại hình doanh nghiệp, giúp làm minh bạch hoạt động của công ty, tạo tiền đề hợp pháp hóa các giao dịch thực tế và tránh các tranh chấp không đáng có.
  • Tự chủ trong việc kiểm soát hoạt động kinh doanh: Với tư cách người làm chủ, bạn có toàn quyền kiểm soát đối với sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
  • Tự chủ trong chọn lựa nhân lực: Bạn có lựa chọn làm việc với những người có chung tư tưởng hoặc có tác phong phù hợp để giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển mạnh mẽ.
  • Đạt được thành công: Nếu bạn có giải pháp và định hướng đúng thì doanh nghiệp của bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích về mặt kinh tế hơn.

II. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp mới

Bên cạnh việc tìm hiểu ưu nhược điểm, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau nếu muốn việc thành lập doanh nghiệp mới diễn ra thuận lợi:

Tên công ty là một trong những nhân tố quan trọng nhất, giúp khách hàng nhận diện thương hiệu nhanh chóng. Do đó, bạn cần đặt tên công ty sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và tránh trùng lặp với những doanh nghiệp khác.

Bạn cũng nên lưu ý về địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Địa chỉ của công ty cần rõ ràng, chính xác và không nên đặt ở khu chung cư hay nhà tập thể. Mặt khác, bạn cần nắm rõ ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh để đăng ký mã ngành với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Về loại hình công ty, có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nên bạn cần tham khảo ưu nhược điểm của mỗi hình thức và chọn ra loại hình phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp. Đồng thời, bạn hãy chuẩn bị một mức vốn điều lệ hợp lý, có thể khả năng duy trì ổn định trong quá trình hoạt động của công ty.

Ngoài ra, sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký cấp phép thành lập doanh nghiệp, bạn phải thực hiện những hoạt động như sau:

  • Công bố nội dung đăng ký của doanh nghiệp lên website Cổng thông tin quốc gia.
  • Thông báo mẫu con dấu riêng mà doanh nghiệp sẽ sử dụng.
  • Thực hiện kê khai và đóng thuế doanh nghiệp đầy đủ.
  • Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng của công ty và mua chữ ký số điện tử.
  • Treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn GTGT theo đúng quy định.
  • Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp đúng theo thời hạn quy định.

III. Một số vấn đề thường gặp trong quá trình thành lập doanh nghiệp mới

Việc gặp nhiều khó khăn và thắc mắc trong thời gian đầu thành lập doanh nghiệp mới là không thể tránh khỏi. Sau đây, Vina Accounting sẽ giải đáp những vấn đề thường gặp trong quá trình này.

1. Doanh nghiệp mới có phải thực hiện khai thuế không?

Theo quy định của Nhà nước, các doanh nghiệp dù mới thành lập, chưa có phát sinh thuế thì vẫn phải báo cáo, kê khai thuế GTGT. Những trường hợp doanh nghiệp mới không phải nộp hồ sơ khai thuế bao gồm:

  • Doanh nghiệp có hoạt động, kinh doanh, ngành nghề thuộc đối tượng không phải chịu thuế.
  • Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu

2. Cần lưu ý những gì khi làm thủ tục thành lập doanh nghiệp mới?

Để quá trình đăng ký công ty mới nhanh gọn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Cập nhật đầy đủ thông tin yêu cầu của đại diện pháp luật và thành viên/ cổ đông công ty khi soạn thảo hồ sơ thành lập.
  • Thống nhất tất cả chữ ký từ chủ sở hữu, đại diện pháp luật cho đến thành viên góp vốn và cổ đông sáng lập.

Trong một số trường hợp, quá trình này có thể tốn khá nhiều thời gian khi hồ sơ của bạn không đáp ứng được những yêu cầu mà cơ quan quản lý có thẩm quyền đã đề ra. Do đó, bạn nên tìm đến dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp của Vina Accounting với hiệu suất thực hiện tốt và thủ tục nhanh gọn, dễ dàng đối với mọi đối tượng.

Trên đây là một số thông tin về 10 ưu, nhược điểm của việc thành lập doanh nghiệp mới. Vina Accounting hân hạnh đồng hành, giải đáp và hỗ trợ những vấn đề pháp lý trên con đường xây dựng doanh nghiệp của bạn.