Những bộ phận khác nhau trong tư bản sản xuất không chu chuyển giống nhau. Nguyên nhân của điều này là do từng bộ phận trong tư bản sẽ dịch chuyển giá trị của nó vào các mặt hàng, sản phẩm theo các cách thức khác nhau. Hiện nay căn cứ tính chất chu chuyển có sự khác nhau, người ta đã chia tư bản sản xuất thành hai bộ phận riêng biệt: tư bản cố định và tư bản lưu động. Vậy tư bản lưu động là gì, có gì khác với cố định? Bài viết dưới đây, VINA ACCOUNTING sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về vấn đề này, tham khảo ngay!
Định nghĩa tư bản lưu động là gì?
Tư bản lưu động được hiểu là một bộ phận trong tư bản sản xuất, bao gồm có một phần là tư bản bất biến (chẳng hạn như nhiên liệu, nguyên liệu, hay các vật liệu phụ…) và một phần là tư bản khả biến (sức lao động), được sử dụng hoàn toàn trong một chu kỳ sản xuất và các giá trị của nó cũng sẽ được chu chuyển toàn bộ vào các sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Tư bản lưu động thông thường sẽ có quá trình chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động mang lại ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư trong năm tăng lên.
Định nghĩa tư bản cố định là gì?
Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất đồng thời là bộ phận chủ yếu của tư bản bất biến (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, thế nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của nó trong quá trình sản xuất.
Tư bản cố định được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất và nó bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Có hai loại hao mòn là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về giá trị sử dụng. Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.

Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn, rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca kíp làm việc… nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.
Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh.
Tư bản lưu động có gì khác so với tư bản cố định?
Giữa tư bản lưu động và tư bản có những sự khác nhau cơ bản, cụ thể như sau:

Tư bản cố định | Tư bản lưu động |
Không thay đổi hình thái tồn tại trong quá trình kinh doanh. | Có sự chuyển hóa về hình thức tồn tại qua các công đoạn của quá trình kinh doanh. |
Tham gia nhiều chu kỳ kinh doanh | Về cơ bản, chỉ tham gia một chu kỳ kinh doanh |
Luân chuyển giá trị dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm mới dưới hình thức khấu hao tài sản cố định | Luân chuyển toàn bộ giá trị ngay một lần vào giá trị sản phẩm mới |
Thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với tư bản lưu động | Thường chiếm tỷ lệ thấp hơn so với tư bản cố định |
Tốc độ chu chuyển chậm hơn so với tư bản lưu động. | Tốc độ chu chuyển nhanh hơn so với tư bản cố định. |
Ý nghĩa của việc phân chia tư bản cố định với tư bản lưu động là gì?
- Việc phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động chỉ diễn ra đối với tư bản sản xuất, căn cứ tính chất chu chuyển các giá trị vào trong sản phẩm mới. Tư bản cố định sẽ chuyển giá trị dần dần, từng phần vào trong sản phẩm mới, ngược lại, tư bản lưu động sẽ chuyển giá trị ngay một lần và toàn bộ vào trong sản phẩm mới ngay sau khi hoàn thành quá trình sản xuất. Sự phân chia này sẽ giúp các đơn vị, doanh nghiệp thấy được quá trình chuyển giá trị của tư bản cố định và tư bản lưu động vào trong sản phẩm mới như thế nào, đồng thời có căn cứ vào đây để tính toán chi phí sản xuất sao cho tiết kiệm và tối ưu nhất.

- Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị, nhanh tiếp cận được thành tựu mới của khoa học, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động.
- Việc tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động cũng mang đến ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển tư bản lưu động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết kiệm được tư bản ứng trước, mặt khác, tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hằng năm tăng lên.
Liên hệ với các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng tư bản lưu động
Để quản lý về hiện vật, đòi hỏi các đơn vị, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại tư bản lưu động mới có thể đưa ra cách thức quản lý sao cho hiệu quả nhất. Thực tế có những cách phân loại tư bản lưu động cơ bản như sau:
- Căn cứ vào hình thái biểu hiện:
- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng, tiền trong thanh toán…
- Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…
- Căn cứ vào công dụng:
- Tư bản lưu động dự trữ kinh doanh: nguyên vật liệu, công cụ lao động, phụ tình thay thế.
- Tư bản lưu động trong sản xuất: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí trả trước…
- Tư bản lưu động trong lưu thông: thành phẩm, hàng hóa, các khoản thế chấp, các khoản tiền tạm ứng trong thanh toán…

Và đồng thời trong quá trình kinh doanh hằng ngày, các đơn vị doanh nghiệp phải luôn phải duy trì một lượng tư bản bằng tiền mặt nhất định nhằm mục đích:
- Thỏa mãn nhu cầu giao dịch, mua sắm nguyên vật liệu
- Thực hiện các hoạt động đầu tư
- Dự phòng để đối phó với những trường hợp phát sinh đột xuất mà doanh nghiệp không lường trước.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin chi tiết nhất về tư bản lưu động cũng như là lưu ý dành cho các doanh nghiệp hiện đang sử dụng chúng trong hoạt động sản xuất hàng hóa. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay VINA ACCOUNTING để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Xem thêm: