Quy Định Trích Lập Dự Phòng Phải Thu Khó Đòi Mới Nhất 2023

Những quy định về trích lập dự phòng phải thu khó đòi là thuật ngữ có nhiều ý kiến trái chiều nhất hiện nay trong ngành tài chính – kế toán nói chung. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vina Accounting để có cho mình những kiến thức chi tiết nhất nhé.

Dự phòng phải thu khó đòi là gì?

Dự phòng phải thu khó đòi là một thuật ngữ được quy định theo chế độ kế toán tại thông tư 200. Cụ thể đây là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác, có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi.

Hiểu một cách đơn giản, dự phòng phải thu khó đòi là một khoản dự phòng giá trị tổn thất của phần nợ khó hoặc ít có khả năng thanh toán. Đối với các doanh nghiệp, quy định về khoản dự phòng này được cơ quan thuế chấp nhận với điều kiện các khoản trích lập không được vượt quá mức quy định do Bộ Tài Chính đề ra.

Khái niệm chung về dự phòng phải thu khó đòi 
Khái niệm chung về dự phòng phải thu khó đòi

Đối tượng cần lập dự phòng phải thu khó đòi

Đối tượng cần lập dự phòng phải thu khó đòi đến từ nhiều khoản nợ khác nhau, điểm chung của các đối tượng là có khoản nợ phải thu nhưng đã quá hạn. Mặt khác các khoản nợ này đến hạn thanh toán nhưng không có khả năng thu hồi, thanh toán đúng thời hạn. Những đối tượng chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp có khoản nợ vượt quá thời hạn thanh toán theo quy định, tuy nhiên không có khả năng thanh toán.
  • Các tổ chức kinh tế đã hoặc có nguy cơ phá sản trong tương lai, không thể thu hồi khoản nợ đúng thời gian.
  • Những đối tượng nợ và đang bị truy tố pháp luật, giam giữ hoặc đang thi hành án,…Đối tượng nợ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đã chết.
  • Đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh.

Điều kiện mức trích dự phòng phải thu khó đòi

Để xác định và trích lập dự phòng các khoản thu khó đòi cần phải căn cứ vào các điều kiện khác nhau, bên cạnh đó cũng cần dựa vào từng trường hợp khác nhau, cụ thể gồm hai trường hợp chính dưới đây:

Trường hợp nợ phải thu quá hạn thanh toán

Tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi với trường hợp nợ quá hạn thanh toán khi:

  • Có bằng chứng, chứng từ gốc như hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, bản thanh lý hợp đồng hoặc các bằng chứng đối chiếu công nợ, văn bản xác nhận công nợ do doanh nghiệp gửi,… bằng chứng khác nếu có.
  • Cần có đủ các căn cứ liên quan để xác định khoản nợ phải thu khó đòi đã quá hạn thanh toán. Điển hình là khoản thu phải quá hạn từ 6 tháng trở lên theo hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa các bên.
  • Quá hạn thanh toán doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận khoản nợ, đôn đốc hạn thanh toán nhưng vẫn chưa thể thu hồi khoản tiền thanh toán.
Điều kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi trong các trường hợp 
Điều kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi trong các trường hợp

  Trường hợp nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán

Đối với trường hợp nợ phải thu nhưng chưa đến hạn thanh toán, nếu có căn cứ xác định tổ chức kinh tế/doanh nghiệp không có khả năng thanh toán đúng hạn thì có thể tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Điều kiện đặt ra là doanh nghiệp có dấu hiệu phá sản hoặc đã mở thủ tục phá sản, tổ chức kinh tế đã rời khỏi nơi cư trú/địa điểm kinh doanh. Các doanh  nghiệp đang bị truy tố trách nhiệm pháp luật, thi hành án hoặc trong thời gian xét xử, đối tượng đang mắc các bệnh hiểm nghèo có giấy xác nhận từ các bệnh viện,…

Mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện nay

Các mức trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được quy định tại thông tư số 48 Bộ Tài Chính. Các quy định này được chia thành nhiều mục khác nhau tùy theo từng mức độ.

Nợ phải thu nhưng quá hạn thanh toán sẽ có mức trích lập dự phòng theo tỷ lệ cụ thể như:

  • Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: Mức trích lập là 30% giá trị của khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: Mức trích lập là 50% giá trị của khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn tù 2 năm đến dưới 3 năm: Mức trích lập là 70% giá trị của khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn từ 3 năm trở lên: Mức trích  lập là 100% giá trị của khoản nợ gốc.

Nợ phải thu nhưng quá hạn thanh toán đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa:

  • Nợ quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng: Mức trích lập là 30% giá trị của khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng: Mức trích lập là 50% giá trị của khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng: Mức trích lập là 70% khoản nợ gốc.
  • Nợ quá hạn trên 12 tháng: Mức trích lập là 100% giá trị của khoản nợ gốc.

Đối với những doanh nghiệp có căn cứ xác định đến hạn thanh toán nhưng không thể thanh toán đúng hạn sẽ tự dự kiến mức tổn thất không thu hồi được. Từ đó mức tổn thất sẽ được giới hạn tối đa bằng giá trị của khoản nợ đang có.

Mức trích lập thanh toán dự phòng phải thu khó đòi 
Mức trích lập thanh toán dự phòng phải thu khó đòi

Cách hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

Việc hạch toán dự phòng phải thu khó đòi sẽ được tiến hành khi lập báo cáo tài chính, đây là căn cứ để theo dõi và báo cáo những khoản thu không thể thanh toán đúng hạn theo quy định.

Trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Đối với trường hợp số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết. Khi trích lập mức dự phòng, cần ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 229 – 2293 ( Dự phòng tổn thất tài sản)

Trường hợp số dự phòng cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết

Nếu trường hợp số dự phòng cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, trích lập dự phòng nhập phần chênh lệch sẽ ghi:

Nợ TK 229 – 2293 (Dự phòng tổn thất tài sản)  

    Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Hướng dẫn cách trích lập dự phòng phải thu khó đòi mới nhất 
Hướng dẫn cách trích lập dự phòng phải thu khó đòi mới nhất

Trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thu hồi được

Trong trường hợp các khoản nợ phải thu khó đòi xác định là không thể thu hồi được, cần thực hiện việc xóa nợ theo quy định của pháp luật. Quyết định xóa nợ bao gồm các nội dung:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334,…Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân phải bồi thường.

Nợ TK 229 – 2293 ( Dự phòng tổn thất tài sản)

Nợ TK 642

    Có TK 131, 138, 128, 244

Trường hợp các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ

Đối với trường hợp các khoản thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, căn cứ vào giá trị của khoản nợ đã thu hồi trên thực tế để tiến hành hạch toán:

Nợ các TK 111, 112,…

   Có TK 711 – Thu nhập khác

Trường hợp các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận

Trường hợp các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận cần căn cứ vào từng trường hợp thực tế để ghi nhận:

Khoản thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

   Có các TK 131, 138, 128, 244

Khoản thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 229  – 2293

Nợ TK 642

       Có các TK 131, 138, 128, 244

Trường hợp doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, khoản dự phòng phải thu khó đòi được hạch toán tăng vốn của Nhà nước, ghi như sau:

Nợ TK 229 – 2293 (Dự phòng tổn thất tài sản)

  Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Hạch toán phải thu khó đòi theo từng trường hợp khác nhau 
Hạch toán phải thu khó đòi theo từng trường hợp khác nhau

Quy định trích lập dự phòng phải thu khó đòi cần thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Mong rằng những thông tin có trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc xác định đúng mức trích lập cũng như tiến hành hạch toán chính xác nhất. Nếu muốn biết thêm các kiến thức khác hãy ghé thăm ngay VINA ACCOUNTING để cập nhật nhé. 

Xem thêm: