Cách tra cứu giấy phép lái xe theo CMND trực tuyến

Tra cứu giấy phép lái xe giúp bạn và cơ quan chức năng có thể kiểm tra và đối chiếu các thông tin với nhau. Đồng thời, việc này còn giúp bạn phát hiện kịp thời các thông tin không chính xác, từ đó có thể tiến hành sửa chữa một cách nhanh chóng. Vậy cách tra cứu giấy phép lái xe theo CMND được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết dưới đây.

I. Cách tra cứu giấy phép lái xe theo CMND trực tuyến

1. Tra cứu giấy phép lái xe dựa trên website của Bộ GTVT

Bước 1: Truy cập vào đường link chính thức www.gplx.gov.vn

Đây là hệ thống tra cứu chính thực của Tổng cục đường bộ Việt Nam, được giám sát nghiêm ngặt của Bộ giao thông vận tải Việt Nam. Vì vậy, khi truy cập và tra cứu giấy phép lái xe bằng CMND từ trang web này, bạn có thể hoàn toàn an tâm bởi thông tin ở đây chính thống và chuẩn xác nhất.

Bước 2: Tiến hành nhập số giấy phép lái xe vào ô trống bên tay trái

Trong một số trường hợp, bạn nhập số giấy phép lái xe nhưng lại không kiểm tra được thì bạn hãy thử dùng số seri thử lại.

Bước 3: Trong mục “Loại GPXL” bạn cần chọn loại giấy phép lái xe tương ứng và điền ngày tháng năm sinh.

Theo sửa đổi mới, GPLX được cấp từ ngày 01/06/2019 sẽ không nhập số seri nữa mà đổi thành nhập ngày tháng năm sinh theo cấu trúc như sau:

  • Thẻ Pet:yyyyMMdd – nghĩa là năm sinh, tháng sinh, ngày sinh viết liền nhau

Ví dụ: Bạn sinh ngày 21/03/1999 thì nhập dãy số 19990321

  • Thẻ cũ: yyyy – cách nhập tương ứng với năm sinh của bạn.
  • Bằng lái cũ: mọi bằng lái được cấp trước ngày 01/07/2013
  • Bằng lái Pet có thời hạn đối với các hạng A4, B1, B2, C, D, E, FC, FD và FE.
  • Bằng lái Pet không thời hạn đối với các hạng A1, A2, A3

Bước 4: Nhập mã capcha và bấm chọn “Tra cứu”

Nếu bạn thực hiện tìm kiếm và cho ra kết quả, lúc này bạn hãy xác minh thông tin lại bằng cách đối chiếu: họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày cấp, số seri. Với các thông tin này nếu trùng khớp thì có thể khẳng định bằng lái của bạn là bằng thật.

Hơn nữa, những dữ liệu về GPLX theo CMND của bạn đã được cập nhật và lưu dữ liệu trên hệ thống của Tổng cục đường bộ. Trường hợp, sau này bị mất bằng lái, hư hỏng hoặc không có hồ sơ gốc,… thì bạn vẫn được cấp lại bằng mà không phải đi thi mới.

Nếu thông tin bạn tra cứu không giống với thông tin GPLX bạn đang có thì đó là bằng giả.

Nếu hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì bạn hãy xem kỹ các thông tin bên trên và chỉnh sửa lại cho đúng. Tuy nhiên, nếu hệ thống vẫn báo lỗi thì có thể bạn đã gặp phải 2 trường hợp như sau:

  • Đối với trường hợp nếu bạn thực sự tham gia thi GPLX thì có thể thông tin của bạn vẫn chưa được cập nhật lên hệ thống. Lúc này, bạn nên liên hệ đến Sở GTVT và yêu cầu cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nếu không đủ dữ liệu để cập nhật thì bạn cần mang hồ sơ gốc, CMND, GPLX gốc đến Sở GTVT để đối chiếu.
  • Đối với trường hợp bạn không tham gia thi đầy đủ bài lý thuyết và bài thực hành thì chắc chắn bằng lái của bạn là bằng giả. Lúc này, bạn nên đăng ký tham gia thi bằng lái để được cấp bằng

Ngoài ra, cổng thông tin của Tổng cục đường bộ còn có phần cập nhật lỗi vi phạm giao thông, đặc biệt đối với các bằng lái có chất liệu Pet mới sẽ được cập nhật 6 tháng/ lần. Vì vậy, khi tra cứu thấy có lỗi vi phạm thì bạn nên đến Sở GTVT để nộp phạt.

2. Cách tra cứu giấy phép lái xe qua tin nhắn SMS

Để tiến hành tra cứu thông tin GPLX bằng tin nhắn SMS bạn có thể soạn tin theo cú pháp sau:

TC[khoảng cách][Số GPLX][Số Seri] gửi đến 093.608.1778 hoặc 093.608.3578

Phí tin nhắn tra cứu thông tin sẽ dao động từ 500 – 2000 VNĐ/tin nhắn

Sau khi gửi tin nhắn, hệ thống sẽ gửi cho bạn tất cả các thông tin về GPLX của bạn bao gồm: hạng bằng lái, số seri, ngày hết hạn và trạng thái vi phạm (nếu có)

II. Các lưu ý khi tra cứu giấy phép lái xe theo CMND

  • Đối với những bằng lái được cấp từ năm 1990-1995 thì thông tin có thể chưa cập nhật trên hệ thống bởi vì những bằng lái này đã được cấp từ rất lâu. Vì vậy, nếu đang ở trong trường hợp này, anh chị nên mang hồ sơ gốc và GPLX đến Sở GTVT để được hỗ trợ đổi sang Pet mới.
  • Những GPLX hạng A2 được cấp từ năm 1995 – 1999, nếu bạn trả cứu GPLX qua số CMND không được cập nhật trên hệ thống của Bộ GTVT và không có hồ sơ gốc thì khi đổi lại sẽ mặc định hạ xuống thành bằng A1
  • Ngoài ra, Tổng cục đường bộ chỉ quản lý các GPLX dân sự do Sở GTVT cấp, còn bằng lái Quân sự, Công an cấp thì không quản lý. Do đó, các trường hợp này, anh chị vui lòng liên hệ lại cơ quan đã cấp bằng cho mình để được hướng dẫn và hỗ trợ đổi lại.

Trên đây là các cách tra cứu thông tin GPLX qua số CMND uy tín và đơn giản. Vina Accounting hy vọng chỉ với những thao tác này bạn đã có thể biết cách tra cứu mã số thuế để kiểm tra các thông tin đang tìm kiếm một cách thuận lợi nhất.