Tính giá thành sản phẩm là cách để xác định giá bán ra thị trường. Giá thành sẽ được tính dựa trên các yếu tố về hao phí, chi phí lao động, nguyên vật liệu,… Để hiểu rõ hơn, VINA ACCOUNTING sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về giá thành sản phẩm
Trước khi biết cách tính giá thành sản phẩm thì đầu tiên bạn cần hiểu một số khái niệm liên quan. Bao gồm giá thành sản phẩm, loại giá thành, yếu tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc xác định giá thành.
Giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm (Product Cost) là chi phí để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm được hình thành dựa trên 3 khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để cấu tạo thành sản phẩm và dịch vụ
- Chi phí nhân công trực tiếp dùng để chi trả tiền công cho nhân công tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ
- Chi phí sản xuất chung là các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và dịch vụ đó. Khoản phí này bao gồm chi phí khấu hao tài sản cố định, điện nước, nhân viên quản lý,….

Bản chất của việc tính giá thành sản phẩm là tính toán chi phí cá biệt để doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm nhất định. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự giống và khác nhau ở một số điểm cụ thể như sau:
- Chi phí sản xuất không đại diện cho toàn bộ chi phí phát sinh mà chỉ là một thành phần cấu tạo nên giá thành sản phẩm.
- Giá thành sản phẩm chỉ biểu hiện tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ cho 1 sản phẩm.
- Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm biểu hiện cho tổng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho sản phẩm trong 1 giai đoạn nhất định.
Có những loại giá thành sản phẩm nào?
Để tính giá thành sản phẩm thì trước tiên cần nhận biết được các phân loại giá thành. Xét về thời điểm và nguồn số liệu thì giá thành được phân chia thành 3 loại. Cụ thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế của sản phẩm.

Trong đó:
- Giá thành kế hoạch được tính dựa vào chi phí sản xuất theo kế hoạch đã đề ra và sản lượng kế hoạch đã đạt được
- Giá thành thực tế được tính dựa trên chi phí thực tế phát sinh và sản lượng sản phẩm đạt được trong kỳ
- Giá thành định mức được tính bằng chi phí thực tế ở từng thời điểm trong kỳ của kế hoạch đã đề ra
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm
Trên thực tế thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Do đó, khi tính giá thành sản phẩm thì cần lưu ý các yếu tố để hạn chế sai sót và cho ra con số đứng nhất. Yếu tố nội tại như nhu cầu, công nghệ, tỷ giá, chi phí vật liệu, lãi suất, thuế suất sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên.
Để đáp ứng được các đơn đặt hàng, mở rộng cơ sở sản xuất hay mở thêm chi nhánh thì công ty cần đầu thêm nhiều chi phí để tăng năng suất. Có thể kể đến như các trang thiết bị máy móc, công nghệ mới, nhân công, nguyên vật liệu,… Các khoản đầu tư này sẽ dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao và ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng gây ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất nếu công ty nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Vấn đề thuế suất cũng là yếu tố làm tăng đáng kể chi phí sản xuất. Hay yếu tố lãi suất có thể tăng hoặc giảm nếu công ty vay vốn từ ngân hàng hoặc các đơn vị khác.

Các yếu tố ngoại tại cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. Đầu tiên là nền kinh tế, yếu tố này có tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng tới giá cả thị trường của các sản phẩm/ dịch vụ. Thứ hai là nhu cầu thị trường, giá thành sản phẩm sẽ tăng hoặc giảm do quy luật cung cầu dựa trên nhu cầu thị trường.
Yếu tố cạnh tranh cũng có những tác động nhất định đối với quá trình định giá sản phẩm. Ngoài ra, đặc điểm tài chính của khách hàng mục tiêu như thu nhập, nghề nghiệp, gia cảnh… Yếu tố này giữ vai trò quyết định khả năng chi tiêu dẫn tới ảnh hưởng khi định giá sản phẩm. Đặc biệt là yếu tố mùa vụ, lễ, tết, sự kiện sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng mạnh do nhu cầu tăng cao.
Vì sao cần xác định giá thành của sản phẩm?
Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải đưa ra mức giá dự kiến để đề ra các phương pháp pháp thực hiện đảm bảo giá thực tế không chênh lệch nhiều với giá dự kiến. Từ đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định được chi phí đầu vào hiệu quả.
Cũng như có cơ sở, căn cứ rõ ràng để tính thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Theo đó, việc tính giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp có ý nghĩa như sau:

- Là thước đo chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn
- Là công cụ để doanh nghiệp kiểm soát tình trạng hoạt động sản xuất và xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật của doanh nghiệp
- Là căn cứ để doanh nghiệp định giá sản phẩm và xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm cụ thể
- Là cơ sở để doanh nghiệp tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm nhằm tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ, tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô sản xuất.
Tính giá thành của sản phẩm được thực hiện như thế nào?
Tính giá thành sản phẩm là nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Bởi vì nó quyết định giá bán sản phẩm và lãi lỗ của doanh nghiệp. Quy trình tính giá thành sản phẩm gồm 7 bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Lên danh sách tổng hợp các khoản chi phí sản xuất của sản phẩm
- Bước 2: Phân bổ các chi phí cho từng sản phẩm để tính giá thành
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp như Phương pháp trực tiếp, theo đơn đặt hàng, loại trừ sản phẩm phụ, tỷ lệ, hệ số, phân bước

- Bước 4: Xác định số lượng thành phẩm đạt được và số lượng sản phẩm chưa hoàn thành vào cuối kỳ
- Bước 5: Rà soát và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ để xác định giá phù hợp
- Bước 6: Tính toán giá trị của thành phẩm theo công thức: Giá trị thành phẩm = (Trị giá 154 đầu kỳ + Trị giá 154 phát sinh trong kỳ) – (Trị giá 154 cuối kỳ – (Phế liệu thu hồi + Sản phẩm phụ + Phế phẩm).
- Bước 7: Tính toán giá thành và hoàn thành 7 bước quy trình tính giá thành sản phẩm
5 phương pháp tính giá thành sản phẩm cho từng trường hợp
Như đã đề cập thì việc tính giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng trong kế toán doanh nghiệp. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính phù hợp nhất.
Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp áp dụng cho các doanh nghiệp có mô hình sản xuất đơn giản, lượng hàng hoá ít và khối lượng sản xuất lớn nhưng chu kỳ ngắn. Công thức tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp:
Tổng giá thành sản phẩm = (Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ) – (Các khoản làm giảm chi phí + Chi phí sản xuất dở dang ở cuối kỳ).

Ưu điểm của phương pháp trực tiếp là dễ hoạch toán do số lượng mặt hàng ít và dễ dàng đối chiếu, theo dõi. Nhược điểm là chỉ phù hợp cho doanh nghiệp sản xuất số lượng ít, sản xuất độc quyền, chu kỳ sản xuất ngắn. Cùng với các doanh nghiệp có ít sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc sản xuất mặt hàng có khối lượng nặng.
Tính giá thành sản phẩm theo định mức
Cách tính giá thành sản phẩm theo định mức thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có quy cách và nhiều phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, giày, phụ tùng cơ khí,…. Công thức tính là:
Tổng giá thành = ((Chi phí dở đầu kỳ + Chi phí trong kỳ + Chi phí dở dang cuối kỳ) x Số lượng từng kích cỡ) x Hệ số tính giá theo kích cỡ.

Ưu điểm của phương pháp dễ dàng phát hiện được các khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức trước đó. Nhược điểm là phải tính giá thành định mức các loại sản phẩm trên cơ sở các định mức chi phí từ đầu tháng. Khi tính giá thành sản phẩm định mức thì phải phân loại từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm rất phức tạp.
Tính giá thành theo loại trừ sản phẩm phụ
Tính giá thành theo loại trừ sản phẩm phụ sẽ phù hợp với doanh nghiệp có thể thu được cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất. Công thức tính của phương pháp này là:
Tổng giá thành sản phẩm chính = (Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ) – (giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính + giá trị sản phẩm phụ thu hồi ước tính) – (chi phí sản xuất sản phẩm chính dang dở cuối kỳ + chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ).

Ưu điểm của phương pháp này là việc hạch toán sẽ tiến hành vào cuối tháng nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi. Nhược điểm là doanh nghiệp phải đầu tư thêm nhiều máy móc thêm để sản xuất các sản phẩm phụ. Khó khăn nhất là việc phân chia chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính.
Tính giá thành theo trường hợp đặt hàng
Tính giá thành sản phẩm theo trường hợp đặt hàng được áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt theo yêu cầu. Công thức tính giá như sau: Giá thành của đơn hàng = Tổng chi phí nguyên vật liệu + (phí nhân công trực tiếp + phí sản xuất chung).

Ưu điểm của phương pháp này là độ linh hoạt cao và không cần phân biệt phân xưởng sản xuất. Nhược điểm là con số tính được sẽ không thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác. Trong trường hợp nhận được nhiều đơn đặt hàng sẽ gây khó khăn cho sản xuất, phân bổ nếu có yêu cầu báo giá trước.
Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số được áp dụng cho doanh nghiệp có cùng quá trình sản xuất, cùng nguyên liệu và lượng lao động giống nhau. Đồng thời thu được đồng thời nhiều sản phẩm và chi phí tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Công thức chung là: Tổng giá thành loại sản phẩm = (Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ) x Số lượng từng loại x Hệ số tính giá thành từng loại sản phẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là tính được giá của nhiều sản phẩm trong cùng một quy trình. Nhược điểm là khó phân loại sản phẩm chính và phụ hơn hết là cách tính toán phúc tạp.
Tính giá thành sản phẩm là một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc định giá sản phẩm và lời lỗ của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết mà Vinaaccounting.vn cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính giá sản phẩm.
Xem thêm: