Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là việc doanh nghiệp, công ty tạm ngừng kinh doanh một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau. Vậy hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu xem cách làm hồ sơ thủ tục tạm ngừng kinh doanh một cách hợp pháp.
I. Khái niệm tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là thủ tục hành chính mà doanh nghiệp thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để tạm ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định vì nhiều lý do khác nhau ( gặp khó khăn trong kinh doanh, cần sắp xếp lại công việc,…)
II. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động vì lý do gì?
Có nhiều lý do dẫn đến việc công ty, doanh nghiệp buộc phải tạm dừng hoạt động kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên, đa phần đề là lý do gặp khó khăn về tài chính, nhân lực,… buộc chủ sở hữu phải làm thủ tục tạm ngừng hoạt động.
Ngoài ra, còn có những lý do khác phổ biến sau:
- Gặp biến động ngoài dự kiến, không lường trước được, không đủ kinh tế để duy trì hoạt động (dịch Covid tới gây khó khăn về mặt lợi nhuận, tài chính, thiếu nhân sự,…)
- Lý do ở nhân sự công ty, thay đổi cơ cấu công ty, di dời địa điểm
- Làm ăn thua lỗ, thiếu tài chính để có thể tiếp tục hoạt động
- Chủ sở hữu công ty, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, để thành lập doanh nghiệp, công ty mới với những ngành nghề khác mang lại hiệu quả cao hơn.
III. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Xem thêm: Top những phần mềm kế toán online tốt nhất hiện nay
Theo quy định Luật doanh nghiệp 2020, khi công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất cần Thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng – tiếp tục kinh doanh, sản xuất cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày trước ngày tạm dừng.
Thủ tục cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động tới Sở kế hoạch đầu tư
- Bước 3: Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ tạm ngừng hoạt động
- Bước 4: Nhận thông báo về việc chính thức tạm ngừng hoạt động
- Bước 5: Chính thức tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty.
IV. Hồ sơ làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh mới nhất hiện nay
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh (đối với công ty cổ phần, TNHH 2 thành viên trở lên)
- Thông báo quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh
- Văn bản ủy thác cho người nộp hồ sơ: Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty công bố trên thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh về các bất thường trong 36 giờ kể từ khi ngưng hoạt động kinh doanh một phần hoặc toàn bộ.
V. Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Thời hạn mỗi lần thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh không được quá 1 năm. Sau khi hết hạn, trường hợp mà doanh nghiệp, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu muốn gia hạn tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh chậm nhất là 3 ngày trước ngày tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
So với luật 2014 thì Luật doanh nghiệp 2020 không giới hạn số lần doanh nghiệp, công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh liên tiếp.
VI. Lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp năm 2020: Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, các doanh nghiệp phải nộp đủ thuế còn nợ; thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc đã ký hợp đồng với khách hàng và người lao động, trừ khi trường hợp là doanh nghiệp, công ty, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Theo quy định Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/ 2014 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế
- Trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh mà không phát sinh nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế không cần phải nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần phải nộp hồ sơ khai thuế trong khoảng thời gian đã hoạt động
- Nếu doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh không tròn một năm dương lịch hoặc năm tài chính, thì vẫn phải bắt buộc phải nộp giấy quyết toán thuế của năm.
- Người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh thì cần phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hay kinh doanh trở lại tại Cơ quan đăng ký kinh doanh mà nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tới Cơ quan thuế thông tin về người nộp thuế và về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại trong vòng chậm nhất là 2 ngày, kể từ ngày nhận văn bản từ người nộp thuế. Trường hợp nếu người nộp thuế đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh, Cơ quan thuế cần thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh về nghĩa vụ thuế còn nợ với ngân sách nhà nước của người nộp thuế chậm là 2 ngày, kể từ ngày nhận được thông tin từ Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Top 5 phần mềm kế toán online thông dụng nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Vina Accounting muốn chia sẻ với bạn về thủ tục tạm ngừng kinh doanh hoạt động. Nếu có câu hỏi cần giải đáp, bạn có thể liên hệ Vina Accounting qua hotline: 0901 22 73 88 hoặc website vinaaccounting.vn để được tư vấn chi tiết nhanh chóng nhất.