Để tạm ngừng kinh doanh kinh doanh công ty cổ phần thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì? Thủ tục thực hiện như thế nào? Nơi có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần ở đâu? Quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần được quy định như thế nào? Cùng Vina Accounting tìm hiểu chi tiết về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần thông qua bài viết dưới đây.
I. Hồ sơ tạm ngừng các hoạt động kinh doanh đối với công ty cổ phần
Một bộ hồ sơ tạm ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với công ty cổ phần bao gồm:
- Văn bản thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần bao gồm cả thông báo ngừng hoạt động của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến cơ quan có thẩm quyền địa chỉ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, và tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Quyết định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, sản xuất của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
- Bản sao biên bản họp về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
- Với trường hợp người được ủy quyền nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cho công ty cổ phần, phải có thêm văn bản ủy quyền hoặc giấy giới thiệu của người thực hiện nộp hồ sơ.
II. Mẫu quyết định tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần
Mẫu quyết định tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cổ phần
Quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần không có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, do đó mẫu quyết định này sẽ do công ty cổ phần tự quy định và soạn thảo.
Thông thường, mẫu quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty cổ phần bao gồm các nội dung chính như sau:
- Mẫu quyết định có tên là quyết định tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị.
- Quy định về việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh sản xuất tại thời điểm bắt đầu và kết thúc tạm ngừng, lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần.
- Quy định về người có trách nhiệm thực hiện, hoàn tất hồ sơ, thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
- Quy định về thời gian quyết định có hiệu lực.
- Cuối quyết định có đầy đủ chữ ký và đóng dấu của người có thẩm quyền của công ty cổ phần.
Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế
III. Địa chỉ nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty cổ phần được người đại diện công ty hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp cho cơ quan có thẩm quyền thông qua hai hình thức dưới đây:
- Nộp trực tiếp tại văn Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trường hợp công ty có các chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm kinh doanh thì nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
- Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
IV. Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Thủ tục tạm ngừng các hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phải tuân thủ theo những bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần
Người đại diện có ủy quyền của công ty cổ phần sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những thông tin đã được đề cập cụ thể ở trên.
Tuy nhiên cần lưu ý đối với trường hợp công ty cổ phần được cấp giấy phép đầu tư hay giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm những giấy tờ chứng minh ví dụ như bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế, bản sao giấy chứng nhận đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến cho cơ quan có thẩm quyền
Sau khi đã chuẩn bị được hồ sơ đầy đủ, cá nhân có thẩm quyền của công ty cổ phần tiến hành gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh/thành phố nơi đăng ký địa chỉ công ty.
Sau khi nộp hồ sơ thành công, cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp cho công ty giấy biên nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh. Sau đó tiến hành xem xét và giải quyết hồ sơ của công ty nộp lên.
Lưu ý: Đối với trường hợp công ty cổ phần tạm ngừng hoạt động kinh doanh buộc phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong vòng 15 ngày trước ngày công ty bắt buộc phải thực hiện tạm ngừng kinh doanh.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ do công ty nộp lên
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận nộp hồ sơ cho doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện việc xem xét, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ.
Nếu hồ sơ công ty gửi lên đầy đủ và hợp lệ thì sau ba ngày làm việc được tính từ ngày trao giấy biên nhận cho công ty, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về tạm ngừng kinh doanh cho công ty cổ phần đã đăng ký.
Nếu hồ sơ được gửi không hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo cho công ty cổ phần đăng ký bằng văn bản và yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin đầy đủ và hợp lệ.
Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh mới nhất 2023
Bước 4: Nghĩa vụ công ty cổ phần phải thực hiện sau khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh thành công
Sau khi thực hiện việc đăng ký tạm ngừng các hoạt động kinh doanh thành công thì công ty cổ phần phải thực hiện dừng tất cả hoạt động của công ty, không được phép ký kết hợp đồng, không xuất hóa đơn, không buôn bán và không phải thực hiện nộp thuế với cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên từ phía công ty cổ phần vẫn phải thực hiện, hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho các bên liên quan, nợ thuế, nợ đối tác, nợ khách hàng, người lao động…
Sau khi hết thời hạn tạm ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty phải tiến hành hoạt động trở lại hoặc có những thông báo về việc chuyển nhượng, giải thể công ty tới cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là toàn bộ thông tin mới nhất về thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần Vina Accounting muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, bạn có thể liên hệ hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập website vinaaccounting.vn để được giải đáp, hỗ trợ chi tiết và nhanh chóng.