Sáng lập viên là ai? Các quy định về thành viên sáng lập công ty cổ phần 

Một trong những quy chế pháp lý liên quan đến công ty cổ phần hiện được nhiều người quan tâm đó là những vấn đề chung về các thành viên sáng lập công ty cổ phần. Vậy thành viên sáng lập công ty cổ phần có những quyền lợi như thế nào? Mời bạn cùng Vina Accounting theo dõi ngay trong bài viết sau đây.

I. Sáng lập viên là gì?

Sáng lập viên (hay promoter) là người khởi xướng việc thành lập một tổ chức và gia nhập tổ chức đó, đồng thời là người đặt nền vòng đầu tiên cho công ty. Trong đó, sáng lập viên công ty cổ phần là người phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cũng như trực tiếp tham gia vào việc xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ của công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, sáng lập viên là những cổ đông đáp ứng được các yêu cầu như: phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông, đồng thời, được kê khai và ký tên trong danh sách các cổ đông sáng lập được nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh tại thời điểm thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.

II. Các quyền của thành viên sáng lập công ty cổ phần

Thành viên sáng lập công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông:

  • Tham dự, phát biểu và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc các hình thức khác do Điều lệ công ty và pháp luật quy định trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Nhận mức cổ tức tương ứng theo quyết định của Đại hội đồng
  • Mua cổ phần mới tương đương với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
  • Có quyền xem xét, tra cứu và trích lục: thông tin về tên hay địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông hay biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Yêu cầu sửa đổi các thông tin cá nhân không chính xác của mình.
  • Nhận được một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Một số quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty và Luật doanh nghiệp.

Thành viên sáng lập công ty cổ phần

III. Các quy định về thành viên sáng lập trong công ty cổ phần

1. Điều kiện để có thể trở thành thành viên sáng lập của công ty cổ phần

– Thứ nhất: cá nhân không thuộc các đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020:

  • Các cơ quan nhà nước hay đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm thu lợi riêng.
  • Cán bộ, viên chức và công chức theo quy định của pháp luật.
  • Sĩ quan, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan hay đơn vị thuộc quân đội nhân dân hoặc các cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ tại các doanh nghiệp nhà nước trừ trường hợp được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại những doanh nghiệp.
  • Người chưa đủ 18 tuổi hay người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự hay các tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người hiện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù hay  quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc.
  • Những người hiện đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm một số công việc nhất định, liên quan đến việc kinh doanh theo các quyết định của Tòa án hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tình trạng tham nhũng.

– Thứ hai: sở hữu cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập.

2. Cổ phần phổ thông của những cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Trong trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hay từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất và sáp nhập từ công ty cổ phần khác thì không cần thiết phải có cổ đông sáng lập.

Tuy nhiên lúc này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của các cổ đông phổ thông hay người đại diện theo pháp luật hoặc của công ty đó. Đồng thời, công ty cổ phần mới thành lập cần phải có ít nhất 3 cổ đông sáng lập, trong đó:

+ Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.

+ Thời hạn trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông thì các cổ đông sáng lập được quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, tuy nhiên chỉ được chuyển nhượng cho những người không phải là cổ đông sáng lập.

Đồng thời, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì sẽ không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng đó, nghĩa là cổ đông sáng lập không có quyền chuyển nhượng cổ phần tự do như các cổ đông bình thường mà phải chịu sự ràng buộc theo quy định của pháp luật trong thời hạn 3 năm.

Tuy nhiên các hạn chế quy định trên không áp dụng đối với những cổ phần phổ thông như: các cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập hoặc số cổ phần mà các cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thành viên sáng lập công ty cổ phần

3. Danh sách những cổ đông sáng lập của các công ty cổ phần

Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần phải có các nội dung chính sau đây:

– Thông tin cá nhân của cổ đông sáng lập như: họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ thường trú và tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông sáng lập.

– Thông tin của người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật của cổ đông sáng lập như: họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ thường trú,…

– Loại cổ phần, loại tài sản, số lượng cổ phần, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của mỗi cổ đông sáng lập.

4. Các thủ tục thay đổi thành viên sáng lập

Theo Khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan chức năng khi thay đổi một trong các nội dung sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh
  • Cổ đông và cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết
  • Một số nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Ngoài ra, người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật phải chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi có thay đổi. Trường hợp nếu có sự thay đổi cổ đông là cổ đông sáng lập thì khi thay đổi công ty cổ phần phải làm thủ tục và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Vina Accounting về thành viên sáng lập công ty cổ phần. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, đồng thời giúp các doanh nghiệp phát triển và hạn chế được những tranh chấp không đáng có trong quá trình quản lý doanh nghiệp.