Thẩm định giá trị tài sản là dịch vụ tư vấn tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, cho thuê, đầu tư… Kết quả thẩm định sẽ được sử dụng để đưa ra quyết định trong nhiều tình huống. Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu các vấn đề xoay quanh thẩm định giá trị tài sản qua bài viết sau đây nhé.
Thẩm định giá tài sản đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong kinh tế.
I. Thẩm định giá tài sản là gì?
Theo luật giá số 11/2012/QH13 năm 2012 của Việt Nam định nghĩa thẩm định giá như sau:
Thẩm định giá là xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản được các cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật dân sự. Thẩm định giá đảm bảo phải phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Thẩm định giá tài sản là xác định giá trị bằng tiền của tài sản.
Xem thêm: Thế nào là tư cách pháp nhân?
II. Đối tượng thẩm định giá
1. Quyền tài sản
Quyền tài sản được hiểu đơn giản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi chuyển giao trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm tất cả các quyền, quyền lợi và lợi ích có liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó của cá nhân hay tổ chức như quyền sử dụng tài sản thuê, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ…
Quyền tài sản bao gồm tất cả quyền lợi liên quan đến quyền sở hữu tài sản đó.
1.1. Quyền tài sản bất động sản
Quyền bất động sản một khái niệm phi vật chất bao gồm tất cả quyền và lợi ích liên quan đến quyền sở hữu bất động sản. Lợi ích trong quyền bất động sản, dù là một hay nhiều thì cũng đều được biểu hiện dưới hình thức quyền sở hữu; lợi ích này lấy mặt vật chất để phân biệt với bất động sản.
Quyền tài sản bất động sản gồm tất cả quyền và lợi ích liên quan đến sở hữu bất động sản.
1.2. Quyền tài sản động sản
Quyền tài sản động sản khác với quyền tài sản bất động sản ở chỗ tài sản được quy định trong quyền có thể hữu hình hay vô hình. Tài sản hữu hình như bất động sản, nhà cửa, công ty… còn tài sản vô hình là các khoản nợ hay bằng sáng chế. Động sản hữu hình tiêu biểu cho những tài sản không thường xuyên được gắn hay cố định với bất động sản và có đặc tính là có thể di chuyển được.
Quyền tài sản động sản đề cập đến quyền sở hữu của động sản vô hình và động sản hữu hình.
Xem thêm: Đăng ký thương hiệu độc quyền và chi phí doanh nghiệp cần biết khi đăng ký nhượng quyền
Quyền tài sản động sản bao gồm những lợi ích của những tài sản sau:
– Tài sản hữu hình có thể nhận biết mà con người có thể dễ dàng di chuyển được như các đồ dùng cho cá nhân, đồ vật sưu tập, trang trí.
– Tài sản không cố định được người thuê bất động sản lắp đặt vào và sử dụng trong kinh doanh; những tài sản đầu tư hay công trình xây dựng được người thuê lắp đặt và trả tiền để đáp ứng nhu cầu của mình như nhà xưởng, máy móc và thiết bị.
– Tài sản hiện hành hay vốn lưu động và chứng khoán là tổng tài sản lưu động trừ đi nợ ngắn hạn.
– Quyền sở hữu trí tuệ tiêu biểu cho tài sản vô hình.
2. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là những đơn vị tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và mục đích kiếm lợi nhuận về cho mình.
Doanh nghiệp và công ty đang hoạt động là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ bởi công ty đang hoạt động được hiểu là một doanh nghiệp thực hiện những hoạt động kinh tế như sản xuất, buôn bán hàng hóa, dịch vụ.
Doanh nghiệp và công ty đang hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ.
3. Các lợi ích tài chính
Các lợi ích tài chính là những quyền năng mà cá nhân, tổ chức có được, gắn liền với quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp. Các lợi ích tài chính được xem là những tài sản vô hình.
Lợi ích tài chính là tài sản vô hình, gắn liền với quyền sở hữu của doanh nghiệp hay tài sản.
III. Áp dụng và sử dụng kết quả thẩm định giá để ra quyết định trong nhiều tình huống.
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vai trò của thẩm định giá thị trường ngày càng quan trọng. Thẩm định giá tài sản được áp dụng cho nhiều mục đích kinh tế khác nhau như mua bán, thế chấp, bảo hiểm, cho thuê, đầu tư,… Tương ứng với những mục đích kinh tế khác nhau, với cùng một tài sản và thời điểm thì sẽ cho kết quả giá trị tài sản thẩm định là khác nhau.
Kết quả thẩm định giá tài sản sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau.
Do vậy, kết quả này sẽ được sử dụng để đưa ra những quyết định khác nhau trong những tình huống khác nhau như:
– Trong mua sắm, chuyển nhượng, bảo hiểm, tính thuế, cho thuê, thế chấp tài sản…
– Kết quả thẩm định làm căn cứ để phê duyệt những dự án đầu tư nước ngoài, công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, các dự toán cấp phát kinh phí, mua sắm tài sản sử dụng ngân sách của Nhà nước, vay nợ Chính phủ hay vay nợ của nước ngoài có sự bảo lãnh của Chính phủ,…
– Doanh nghiệp muốn sát nhập, chia tách hay bị phá sản, giải thể cũng phải dựa vào kết quả thẩm định giá tài sản.
– Đấu giá tài sản công khai sử dụng những kết quả thẩm định giá làm cơ sở.
– Ngoài ra, kết quả thẩm định này còn để thực hiện các án lệnh trong kiện tụng hay xét xử liên quan đến tranh chấp về hợp đồng, đảm bảo quyền lợi các bên; tư vấn và đưa ra quyết định đầu tư, nghiên cứu thị trường, phân tích lợi nhuận, lập báo cáo tài chính,…
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thẩm định giá tài sản mà bạn cần biết. Vina Accounting hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn khi thẩm định giá tài sản. Nếu bạn còn thắc mắc, băn khoăn gì thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua website vinaaccounting.vn hoặc hotline 0901227388 để được nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.