Tài sản của doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước thường được mang đi thanh lý khi hết khấu hao hoặc không sử dụng nữa. Quy trình thẩm định giá tài sản thanh có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chính xác giá trị còn lại của sản phẩm để đưa ra cách xử lý phù hợp và có lợi cho tổ chức. Thế nên, hãy cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến thẩm định giá tài sản thanh lý thông qua bài viết dưới đây.
Các tổ chức, doanh nghiệp thường thanh lý các tài sản không còn sử dụng
I. Thẩm định giá để bán thanh lý là gì?
Quá trình thẩm định giá tài sản để bán thanh lý là việc khách hàng liên hệ với các công ty thẩm định giá yêu cầu định giá các tài sản đã được liệt kê vào hạng mục tài sản thanh lý nhằm xác định đúng giá trị của chúng. Để từ đó, khách hàng có thể hoàn thành mục đích xử lý tài sản thanh lý của mình.
Tài sản thanh lý có thể là tài sản của riêng một người hoặc là tập hợp gồm nhiều loại tài sản khác nhau của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Việc thẩm định giá tài sản trước khi thanh lý sẽ giúp việc xác định giá trị của tài sản diễn ra tối ưu và chính xác nhất. Nhờ đó, cá nhân hay doanh nghiệp có thể đề ra các biện pháp xử lý tài sản phù hợp và tránh nhầm lẫn trong việc tiêu hủy tài sản còn giá trị gây lãng phí.
Tài sản thanh lý có thể thuộc quyền sử dụng của cá nhân hoặc tổ chức
Xem thêm: Những điều cần biết về mức phí định giá tài sản mới nhất 2023
II. Mục đích thanh lý tài sản
- Tài sản cố định bị hư hỏng, hết khấu hao nên không còn dùng được nữa hoặc nếu muốn tiếp tục sử dụng thì phải chi trả khoản tiền lớn nhưng hiệu quả thu được lại thấp để thu hẹp quy mô hay thay đổi mục tiêu hoạt động.
- Công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định lỗi thời nên không còn phù hợp với nhu cầu và mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp giải thể hoặc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Điều chỉnh thuế, hạch toán sổ sách kế toán
III. Phương pháp thẩm định giá tài sản thanh lý
Các phương pháp thẩm định giá tài sản khác nhau sẽ khiến cho kết quả của quá trình xác định giá trị tài sản thanh lý cũng khác nhau.
Việc lựa chọn phương pháp phù hợp để thẩm định giá cần dựa vào các yếu tố như: kinh nghiệm của thẩm định viên, thời điểm thẩm định giá, các thông tin và số liệu liên quan đến tài sản.
Hiện nay, thẩm định giá loại tài sản thanh lý có các cách tiếp cận phổ biến như sau: cách tiếp cận chi phí, cách tiếp cận thị trường hay cách tiếp cận thu nhập. Thẩm định viên cần xem xét từng trường hợp cụ thể để đưa ra lựa chọn phương pháp phù hợp.
Phương pháp thẩm định giá tài sản thanh lý khác nhau sẽ cho ra kết quả khác nhau
Xem thêm: Các tiêu chuẩn thẩm định giá tài sản vô hình doanh nghiệp cần biết năm 2023
IV. Hồ sơ yêu cầu thẩm định giá tài sản thanh lý
Trong quá trình thanh lý tài sản, bạn cần chuẩn bị danh mục tài sản thanh lý, quyết định thanh lý, biên bản hợp đồng thanh lý, biên bản kiểm kê thanh lý và hình thức thanh lý tài sản. Bên cạnh đó, bộ hồ sơ cụ thể bạn cần có bao gồm:
1. Quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận QSDĐ
- Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng
- Quyết định giao đất
- Bản đồ hiện trạng
- Tờ khai lệ phí trước bạ
- Hợp đồng thuê đất…
2. Công trình xây dựng
- Giấy phép xây dựng
- Biên bản kiểm tra công trình hoàn thành
- Hồ sơ quyết toán
- Bản vẽ hoàn công
- Hồ sơ dự toán
- Bản vẽ thiết kế
- Bản vẽ hiện trạng
- Các hợp đồng thi công
- Các biên bản nghiệm thu từng phần
3. Dây chuyền máy móc, thiết bị
- Hợp đồng kinh tế mua bán
- Biên bản thanh lý hợp đồng
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu
- Bản vẽ kỹ thuật
- Các hóa đơn mua bán kê khai chi tiết
- Catalogue…
4. Phương tiện vận tải
– Đối với xe:
- Giấy chứng nhận đăng ký xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm xe cơ giới
- Sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ
– Đối với tàu:
- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa
- Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa
- Sổ kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa
- Giấy chứng nhận cấp tàu
- Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
- Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra
- Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển
- Tài sản nhập khẩu:
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn
- Bảng kê hàng hóa
- Tờ khai hải quan
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Giấy giám định chất lượng
- Hóa đơn mua bán kê khai chi tiết…
Thẩm định giá tài sản thanh lý sẽ giúp khách hàng đưa ra những quyết định trong kinh doanh và mua bán. Vina Accounting là công ty con của Quỹ Đầu Tư Khởi Nghiệp Sáng Tạo Vina Global, được biết đến là một trong những đơn vị thẩm định giá uy tín hàng đầu Việt Nam.
Để được hỗ trợ bởi đội ngũ thẩm định viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập website vinaaccounting.vn của Vina Accounting