Tài Khoản 242 Là Gì? Nội Dung Phản Ánh Của Tài Khoản 242

Có rất nhiều người đang thắc mắc về vấn đề tài khoản 242 là gì? Đây là dạng tài khoản chuyên được sử dụng để phản ánh các phát sinh liên quan tới hoạt động sản phẩm kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây VINA ACCOUNTING sẽ chia sẻ cho bạn đầy đủ các thông tin mới nhất về loại tài khoản này, cùng theo dõi nhé.

Tài khoản 242 là gì?

Đối với những ai mới bước chân vào nghề kế toán thì có thể vẫn đang thắc mắc tài khoản 242 là gì. Đây là một loại tài khoản trả trước dài hạn. Tài khoản 242 sẽ phản ánh chính xác những chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Do vậy mà tài khoản này liên quan trực tiếp tới các kết quả hoạt động, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Các thông tin cơ bản về khái niệm tài khoản 242 là gì mà bạn cần nắm được
Các thông tin cơ bản về khái niệm tài khoản 242 là gì mà bạn cần nắm được

Tài khoản 242 cũng liên quan tới kết quả kinh doanh củ nhiều niên độ kế toán. Nó cũng liên quan tới việc chuyển kết các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh trong những niên độ kế toán sau.

Kết cấu và các nội dung phản ánh của tài khoản 242

Về kết cấu, tài khoản này được chia thành từng nội dung của bên Nợ, bên Có với số dư bên Nợ như sau:

Bên nợ

Nội dung tài khoản 242 sẽ có:

  • Các khoản chi phí dành cho việc chi trả trước dài hạn được phát sinh trong kỳ.
  • Phản ánh các con số kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái bị phát sinh.
  • Phản ánh sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái.
  • Đây là giai đoạn trước hoạt động kinh doanh khi hoàn thành việc đầu tư để có thể phân bổ dần vào phần chi phí tài chính.
Kết cấu và các mục nội dung phản ánh tài khoản 242 chuẩn nhất
Kết cấu và các mục nội dung phản ánh tài khoản 242 chuẩn nhất

Bên có

Đối với bên Có thì nội dung tài khoản 242 sẽ cho biết:

  • Những khoản chi phí trả trước dài hạn được tính vào phần chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh cùng kỳ.
  • Chi ra chính xác số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái được phát sinh
  • Đánh giá lại các khoản tiền tệ gốc ngoại tệ trong hoạt động đầu tư.
  • Đây là giai đoạn trước khi hoàn thành việc đầu tư cùng các khoản chi phí tài chính trong kỳ

Số dư bên nợ

Đối với số dư bên nợ thì tài khoản 242 sẽ đưa ra các thông tin:

  • Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa được tính vào chi phí sản xuất hoặc chi phí kinh doanh trong kỳ.
  • Chênh lệch về tỷ giá hối đoái phát sinh cũng như đánh giá các khoản mục tiền tệ.
  • Nêu ra các khoản có gốc ngoại tệ bên trong hoạt động đầu tư ở giai đoạn trước hoạt động.
  • Hoàn thành việc đầu tư xử lý vào thời điểm cuối năm tài chính.

Nhìn chung thì tài khoản 242 vô cùng quan trọng với các công ty, doanh nghiệp. Nó phản ánh hoạt động kinh doanh của chính công ty đó có phù hợp hay không, có mang lại nhiều khoản lợi nhuận hay không.

Các quy định về hạch toán tài khoản 242

Việc hạch toán tài khoản 242 cũng được pháp luật quy định rõ ràng và mọi doanh nghiệp đều cần làm theo đúng trình tự các bước. Dưới đây là một vài quy định khi hạch toán tài khoản 242 mà bạn cần nắm được:

  • Chi phí nằm trong khoản phí trả trước dài hạn.
  • Khoản phí trả trước cho việc thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của nhiều năm tài chính. Trường hợp trả trước tiền thuê đất với hạn nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất thì khoản tiền này sẽ không được hạch toán vào tài khoản 242. Thay vào đó thì số tiền này sẽ được hạch toán vào tài khoản 213.
  • Tiền thuê CSHT được trả trước cho nhiều năm nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh nhiều kỳ nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thì được hạch toán vào tài khoản 242.
  • Chi phí trả trước để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh của công ty và các doanh nghiệp trong nhiều năm tài chính cũng được hạch toán và tài khoản 242.
  • Chỉ được hạch toán TK 242 đối với các khoản phí được phát sinh có liên quan tới một năm tài chính.
  • Việc phân bố các chi phí trả trước dài hạn vào khoản chi phí sản xuất hay kinh doanh theo từng niên độ kế toán thì cần phải căn cứ vào tính chất và mức độ của từng loại chi phí để lựa chọn ra phương án tiêu thức sao cho hợp lý nhất.
  • Người kế toán cần theo dõi chi tiết trong từng khoản chi phí cần phải trước dài hạn đã được phát sinh hoặc đã được phân bổ.
Các thông tin về nội dung quy định hạch toán tài khoản 242 
Các thông tin về nội dung quy định hạch toán tài khoản 242
  • Các trường hợp và nội dung được phản ánh là tài khoản 242
  • Dưới đây là các thông tin mới nhất về nội dung được phản ánh là tài khoản 242. Cụ thể:
  • Khoản phí trả trước về phí thuê cơ sở hạ tầng, văn phòng, thuê các hoạt động tài sản cố định.
  • Chi phí mua bảo hiểm và các khoản lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều kỳ kế toán.
  • Công cụ và dụng cụ cùng đồ dùng cho thuê liên quan tới hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế toán.
  • Chi phí trả trước khi đi vay về lãi tiền vay hoặc lãi trái phiếu trong thời điểm phát hành.
  • Khoản phí sửa chữa tài sản cố định phát sinh giá trị lớn, doanh nghiệp không trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, phân bổ tối đa không vượt quá 3 năm.
  • Chênh lệch giá bán thấp hơn giá trị còn lại của tài sản cố định bán và thuê lại.
  • Trường hợp hợp nhất kinh doanh không dẫn tới quan hệ với công ty mẹ, công ty con có phát sinh lợi thế về mặt thương mại trong trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế về kinh doanh.
  • Các khoản chi phí trả trước sử dụng trong nhiều kỳ kế toán.
  • Việc phân bổ chi trả trước đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán cần phải dựa vào tính chất, mức độ mỗi loại chi phí để chọn ra phương pháp và tiêu thức phân bổ phù hợp nhất.
  • Kế toán cần phải theo dõi chi tiết trong từng khoản chi phí trả trước theo từng kỳ hạn trả trước đã phát sinh ở thời điểm trước đó, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ kế toán và số còn lại chưa phân bổ hết vào chi phí.
  • Đối với các khoản chi phí cần trả trước bằng ngoại tệ, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo bằng chứng chắc chắn cho rằng người bán không thể cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản và doanh nghiệp sẽ chắc chắn nhận lại được các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì được xem là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại lệ và kế toán cần phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo. Đây được hiểu là tỷ giá mua chuyển khoản của ngân hàng nơi doanh nghiệp thường xuyên hoạt động giao dịch.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn về vấn đề tài khoản 242 là gì. Có thể thấy đây là một dạng tài khoản được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Nếu như bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết trên đây nhé. Đây cũng là nội dung mà những ai đang hoạt động trong lĩnh vực kế toán đều cần phải nắm được.

Xem thêm: