Trong doanh nghiệp, các giao dịch không thể thanh toán sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mọi loại tài sản. Và người ta gọi chung đó là rủi ro thanh toán. Để hiểu kỹ hơn về khái niệm rủi ro thanh toán là gì, quy định của pháp luật về rủi ro thanh toán ra sao, mời bạn tìm hiểu trong bài viết này của Vina Accounting.
Rủi ro thanh toán là gì?
Rủi ro thanh toán là rủi ro phát sinh trong khi thanh toán dẫn đến ảnh hưởng hệ thống chuyển nhượng không diễn ra như mong đợi. Điều này xảy ra do một bên mặc định nghĩa vụ thanh toán bù trừ đối với các đối tác.
Đây là rủi ro liên quan trực tiếp tới tình trạng nợ khó đòi mà các công ty hay gặp phải. Rủi ro thanh toán bao gồm rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.
Có 2 loại rủi ro gồm rủi ro thanh toán L/C và rủi ro thanh toán quốc tế.

Quy định pháp luật hiện nay về rủi ro thanh toán
Tại điều 48 Thông tư 138/2018/TT-NHNN quy định về yêu cầu, chiến lược quản lý rủi ro và hạn mức rủi ro thanh toán. Quy định nêu rõ:
Quản lý rủi ro thanh toán phải đáp ứng được tối thiểu các điều sau:
- Duy trì đủ tài sản có tính thanh toán cao để đáp ứng nhu cần thanh toán trong điều kiện ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động bình thường và có diễn biến bất lợi về thanh toán (bao gồm cả việc xác định tổn thất, chi phí khi tiếp cận thanh toán thị trường);
- Thực hiện quản lý thanh khoản theo quy định tại điều 49 Thông tư này;
- Xác định được chi phí đáp ứng nhu cầu thanh toán và rủi ro thanh toán trong việc định giá vốn nội bộ, đánh giá kết quả kinh doanh trọng yếu (nội bảng và ngoại bảng).

Chiến lược quản lý rủi ro thanh toán đáp ứng tối thiểu các nội dung sau:
- Nguyên tắc để quản lý thanh toán;
- Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn lưu động, thời hạn vốn lưu động để tăng sự ổn định nợ phải trả, hỗ trợ thanh khoản hàng ngày;
- Nguyên tắc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh toán.
Hạn mức rủi ro thanh toán bao gồm:
- Các hạn mức rủi ro bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn ngắn hạn
- Các hạn mức khác theo quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nguyên nhân của rủi ro thanh toán
Nguyên nhân khách quan bao gồm biến động lãi suất, các hoạt động đầu tư, kinh doanh, biến động của thị trường.
Biến động lãi suất ảnh hưởng đến dòng tiền gửi và tiền cho vay của ngân hàng hay các tổ chức, doanh nghiệp.
Các hoạt động đầu tư, kinh doanh khiến nhu cầu về tiền tăng theo, gây áp lực lên nhu cầu thanh toán của ngân hàng, doanh nghiệp.
Biến động thị trường như khủng hoảng kinh tế, lạm phát,…khiến ngân hàng và các doanh nghiệp bị sức ép lớn
Nguyên nhân chủ quan xảy ra từ bên trong doanh nghiệp và ngân hàng cũng gây ra tình trạng rủi ro thanh toán.

Hậu quả rủi ro thanh toán
Rủi ro thanh toán ảnh hưởng đến tất cả các bên gồm doanh nghiệp, ngân hàng, thậm chí nền kinh tế chung.
Với ngân hàng
Khi khả năng thanh toán không còn, ngân hàng phải chấp nhận các khoản phí tổn cao để có được nguồn cung đáp ứng nhu cầu thanh toán gấp. Hơn nữa, điều kiện vay vốn cũng khó khăn hơn làm lợi nhuận và tài sản của ngân hàng sụt giảm.
Rủi ro thanh toán càng cao thì ngân hàng có nguy cơ đối mặt với tình trạng đình trệ hoạt động, uy tín ngân hàng không tốt. Thậm chí, một số trường hợp ngân hàng buộc phải phá sản hoặc sáp nhập.

Với doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ thì các chủ nợ càng siết nợ. Đối tác kinh doanh cũng dè chừng. Việc vay vốn sẽ không được suôn sẻ.
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, nguồn nhân lực rơi vào tình trạng mất việc hoặc doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả lương. Hàng hóa sản xuất không thể giao đủ cho khách hàng, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Nếu không khắc phục, công ty sẽ sớm bị phá sản.
Với khách hàng và cổ đông của doanh nghiệp
Khách gửi tiền vào ngân hàng bị ảnh hưởng. Họ gặp vấn đề trong việc rút tiền ra để chi tiêu cho các mục đích khác nhau càng làm họ nghi ngờ về năng lực tài chính của ngân hàng.
Nếu không trả nợ đầy đủ cho các cổ đông công ty thì họ sẽ mất niềm tin vào doanh nghiệp đó. Họ buộc công ty trả nợ và đem dòng vốn đó đầu tư tại nơi khác.
Với nền kinh tế chung
Rủi ro thanh toán khiến ngân hàng và các doanh nghiệp lao đao trong việc huy động vốn hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Khi vốn không đủ thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng gặp khó khăn, lạm phát gia tăng, quy mô đầu tư giảm. Từ đó kéo theo sự suy giảm của nền kinh tế.
Cách quản lý rủi ro thanh toán
Tùy vào nguyên nhân, tình hình thực tế của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ có các phương pháp quản lý rủi ro thanh toán khác nhau.
Đối với ngân hàng thương mại
- Tái cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra;
- Phát hành thêm giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay với các lĩnh vực, các ngành nhiều rủi ro, ví dụ như bất động sản hay chứng khoán;
- Luôn duy trì tỷ lệ dự trữ bắt buộc để đối phó với rủi ro thanh toán trong trường hợp thị trường xảy ra biến động xấu.
Đối với ngân hàng nhà nước
- Hỗ trợ thanh toán thông qua nghiệp vụ thị trường cho các ngân hàng thương mại có quy mô lớn sở hữu nhiều giấy tờ đủ tiêu chuẩn;
- Hỗ trợ thanh toán thông qua các công cụ tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường;
Đối với doanh nghiệp
- Bắt buộc thiết lập chính sách tài chính và quy trình vận hành tiêu chuẩn, mục tiêu tài chính rõ ràng để việc lưu trữ dữ liệu thực hiện một cách xuyên suốt, đồng bộ, dễ giám sát.
- Xác định và phân loại mức độ rủi ro trong hệ thống quản lý doanh nghiệp, xem xét các mức độ ưu tiên, các nguy cơ xảy ra để xử lý trước.
- Phân tích định lượng rủi ro một cách kỹ càng, sau đó lập kế hoạch ứng phó sao cho phù hợp nhất với diễn biến thực tế. Ngoài ra, áp dụng cơ chế phản hồi liên tục để đảm bảo quản trị rủi ro cập nhật đúng theo tốc độ phát triển của doanh nghiệp.
- Để tìm được phương án giải quyết “bài toán” thiếu hụt nguồn vốn khi đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán nợ, doanh nghiệp không nên phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng mà nên xem xét ngân sách, điều chỉnh doanh thu và chi phí.
- Có phương án khả thi nhất để tái cơ cấu danh mục đầu tư, tạm dừng/thu hồi vốn với những khoản đầu tư không hiệu quả.

Có thể thấy rằng, hiểu rõ rủi ro thanh toán là gì cũng như việc quản lý rủi ro thanh toán luôn như thế nào là vấn đề quan trọng của mỗi doanh nghiệp và ngân hàng. Với những thông tin mà Vina Accouting mang đến, hy vọng bạn sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất trên webisite của chúng tôi bạn nhé!
Xem thêm: