Quy Trình Thanh Tra Thuế Và Kiểm Tra Thuế Theo Quy Định Mới Nhất

Kiểm tra, thanh tra thuế là một hoạt động bắt buộc của cơ quan thuế đối với các tổ chức doanh nghiệp. Việc này đảm bảo phát hiện và khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện thu – nộp thuế. Vậy quy trình thanh tra thuế và kiểm tra thuế gồm những gì? Cùng tìm hiểu thông tin ngay trong bài viết chi tiết dưới đây của VINA ACCOUNTING nhé.

Mục đích của quy trình thanh tra thuế

Theo Luật Thanh tra, thanh tra thuế là hoạt hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật và các quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.

Việc thanh tra thuế được thực hiện nhằm đáp ứng nhiều mục đích khác nhau, trong đó phục vụ những mục đích chính như:

  • Ngăn chặn, phòng ngừa và phát hiện, xử lý trong những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến chính sách thuế của nhà nước.
  • Đảm bảo việc chuẩn hóa các nội dung công việc, nội dung cần thực hiện trong quá trình thanh tra thuế.
  • Thông qua hoạt động thanh tra nhằm nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, đồng thời thể hiện tính khách quan, minh bạch, công khai đối với công tác thu – nộp thuế.
  • Giúp bảo vệ quyền và lợi ích chung của các cá nhân, tổ chức, lợi ích của nhà nước trong việc thực hiện nội dung chính sách pháp luật của pháp luật về thuế.
Tại sao cần thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế 
Tại sao cần thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế

Quy trình thanh tra thuế hiện nay

Quy trình thanh tra thuế hiện nay được tiến hành theo 3 bước nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch. Trong đó các bước tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, tập hợp tài liệu và công bố quyết định thanh tra

Ở bước này, Bộ phận thanh tra sẽ tiến hành chuẩn bị, tập hợp tài liệu sau đó thực hiện phân tích để xác định nội dung cần thanh tra đối với các các nhân, tổ chức và doanh nghiệp có liên quan.

Sau khi phân tích, xác định sẽ tiến hành ban hành quyết định thanh tra cùng với thông báo về công bố quyết định thanh tra tới cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Bộ phận thanh tra không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin tài liệu. Thay vào đó là khai thác các tài liệu đã có ở cơ quan thuế.

Quyết định thanh tra thuế được lập thành hồ sơ bao gồm: tờ trình lãnh đạo cơ quan Thuế, dự thảo Quyết định thanh tra, nội dung phân tích theo mẫu số 02/QTTT và các tài liệu khác có liên quan.

Đối với trường hợp thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra sẽ kèm theo các hồ sơ bao gồm chứng cứ khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, đơn khiếu nại tố cáo cung cấp thông tin thu thập, xác minh về nội dung khiếu nại, tố cáo.

Bước 2: Tiến hành thanh tra thuế

Ở bước này, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành công bố Quyết định thanh tra thuế. Sau đó thực hiện công tác thanh tra tại các trụ sở, địa chỉ của người nộp thuế, cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan.

Cuối cùng cần lập biên bản thanh tra, ghi rõ nội dung thanh tra, hình thức, cách thực hiện, thời gian, địa điểm và kết quả thanh tra. Nếu kết quả thanh tra có sai sót hoặc bất thường sẽ được chuyển đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Các bước tiến hành thanh tra thuế chi tiết 
Các bước tiến hành thanh tra thuế chi tiết

Quy trình kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế và thanh tra thuế thường bị nhầm lẫn, trên thực tế hai hoạt động này là hoàn toàn khác nhau. Trong đó quy trình kiểm tra thuế cũng có sự khác biệt so với thanh tra thuế. Bao gồm hai giai đoạn chính như sau:

Bước 1: Chuẩn bị tiến hành kiểm tra thuế tại trụ sở, địa chỉ người nộp thuế

Tại bước này, Bộ phận kiểm tra thuế sẽ tiến hành ban hành các quyết định kiểm tra, quyết định này cần phải gửi cho đơn vị, cá nhân, doanh nghiệp nộp thuế chậm nhất là 3 ngày kể từ khi ban hành. 

Trong quá trình này, Trưởng đoàn sẽ tiến hành phân công thành viên trong bộ phận thực hiện theo từng phần công việc được giao theo Quyết định kiểm tra. Đối với mỗi phân công công việc, người thực hiện sẽ cần tiến hành đúng theo chỉ định, tránh sai sót.

Bước 2: Tiến hành kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

Bộ phận kiểm tra thuế cần tiến hành công bố Quyết định kiểm tra, thực hiện các công việc đã phân công để kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Sau khi kiểm tra xong cần thực hiện thao tác lập biên bản kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở, địa chỉ của người nộp thuế.

Ngoài ra còn cần thực hiện ghi nhật ký kiểm tra và giám sát đoàn kiểm tra để theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra. Khi phát hiện bất cứ sai phạm nào đều cần lập biên bản và tiến hành xử lý theo quy định.

Việc tiến hành các quy trình thanh tra thuế, kiểm tra thuế phải đảm bảo nguyên tắc về tính công bằng, chính xác, khách quan và minh bạch. Ngoài ra còn cần tuân thủ đúng kế hoạch, quy trình và phân công theo Quyết định đã đề ra, đảm bảo thực hiện nguyên tắc bí mật cũng như không làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các đối tượng, cá nhân, doanh nghiệp nộp thuế. Tùy vào từng hình thức tiến hành khác nhau, thời hạn thanh tra thuế, kiểm tra thuế cũng sẽ thay đổi, thời gian dài nhất sẽ không vượt quá 150 ngày làm việc.

Quá trình kiểm tra thuế được thực hiện như thế nào? 
Quá trình kiểm tra thuế được thực hiện như thế nào?

Trên đây là những thông tin chung về quy trình thanh tra thuế, ngoài những quy trình trên, người thực hiện còn cần nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc sẽ có cho mình những kiến thức bổ ích nhất. Nếu muốn biết thêm bất cứ thông tin nào khác, có thể theo dõi ngay VINA ACCOUNTING để được cập nhật nhanh chóng và chính xác nhất nhé. 

Xem thêm: