Quy trình kế toán doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

Để làm tốt công việc của một kế toán, cụ thể là kế toán doanh nghiệp, cần nắm rõ quy trình và thành thạo 9 bước trong quy trình kế toán. Để hiểu 9 bước này gồm những yêu cầu gì cũng như tuần tự, cách thức hiện các bước trong quy trình kế toán, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Vinaacounting!

Quy trình kế toán gồm 9 bước cần được tuân theo một cách tuần tự

I. Quy trình kế toán là gì?

Quy trình kế toán được hiểu là tổng hợp tất cả các bước và công việc của kế toán một cách liền kề, tuần tự. Quy trình kế toán được áp dụng theo đúng trình tự và có mối liên quan nhất định giữa các phòng, ban, tổ chức… Quy trình này được quy đổi dựa trên mức độ quan trọng, quyền hạn cũng như trách nhiệm của các đối tượng nhất định.

Trong một doanh nghiệp, khi phát sinh bất kỳ nghiệp vụ nào, từ nghiệp vụ kinh tế đến các quan hệ mua bán, trao đổi, biếu tặng… đều phải gắn với nghiệp vụ kế toán, Hầu hết các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán viên đều phải có thực chất về nghiệp vụ kế toán thông qua quá trình làm việc lâu dài, thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Từ đó mới có thể xử lý được nhanh chóng các phát sinh xảy ra trong quá trình làm việc.

II. Các bước làm việc trong quy trình kế toán doanh nghiệp

1. Tổng hợp nghiệp vụ phát sinh

Tất cả các công việc hay quan hệ mua bán kinh tế hoặc các công việc phát sinh hàng ngày tại đơn vị, công ty đều được kế toán tổng hợp lại. Những thông tin này được tổng hợp từ các phòng ban khác nhau trước khi chính thức lập chứng từ gốc.

Chẳng hạn như việc chi tiền mua văn phòng phẩm hay tiền bảo hiểm cho nhân viên, tiền lương chi trả cho nhân viên… đều được tổng hợp đầy đủ. Từ đó có cơ sở để lập chứng từ gốc.

2. Lập chứng từ gốc căn cứ trên chứng từ đã tổng hợp

Chứng từ gốc được xem là bằng chứng, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để kế toán có thể tiến hành ghi nhận các giao dịch bằng những phương tiện nhất định sau quá trình kiểm tra chứng từ, xử lý và phân tích các giao dịch. Chứng từ gốc sẽ được các kế toán lập khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế đã được nêu ở trên.

3. Xử lý và kiểm tra chứng từ gốc

Chứng từ gốc là cơ sở để kế toán tổng hợp và kiểm tra một cách thuận lợi

Chứng từ gốc sau khi lập ra sẽ được chuyển vào phòng kế toán để tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tổng hợp, cũng như kiểm tra tính chính xác và chân thực của các bảng chứng từ. Từ đó có thể phát hiện những lỗi đầu tiên, hạn chế sai sót theo dây chuyền trước khi trình duyệt kế toán trưởng.

4. Ghi sổ sách kế toán

Sau khi đã lập hoàn chỉnh chứng từ gốc, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để tiến hành nhập liệu chứng từ và làm các sổ sách kế toán như sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết…

5. Sắp xếp chứng từ kế toán

Sau khi lập chứng từ kế toán, kế toán viên sẽ tiến hành sắp xếp chúng theo thứ tự từ trước đến sau, bắt đầu tư chứng từ do kế toán lập, đến chứng từ do các phòng, ban khác lập.

6. Tiến hành bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển

Công đoạn bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển được thực hiện đồng thời với việc khóa sổ kế toán. Đây là công việc cuối mỗi tháng và cũng là nghiệp vụ mà một kế toán phải làm. Mục đích của bút toán cuối kỳ và bút toán kết chuyển là để tổng hợp dữ liệu trong một tháng bên cạnh các bút toán được tổng kết hàng ngày. Từ đó có thể xác định được số dư của tài sản, cũng như nguồn vốn và lỗ, lãi trong kỳ của doanh nghiệp.

7. Khóa sổ và xác định số dư

Sau khâu bút toán cuối kỳ, các chứng từ đã được kiểm tra và tổng hợp thông tin có trong sổ cái sẽ được khóa lại và hoàn toàn không thể sửa đổi Đây có thể xem là căn cứ chính xác để lập báo cáo tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.

8. Lập bảng cân đối số phát sinh

Dựa trên những thông tin được đề cập bên trên, bảng cân đối số phát sinh được lập trên cơ sở sổ cái và sổ chi tiết đã được lập ở bước 7. Bảng cân đối số phát sinh được thành lập để tiện việc đánh giá của kế toán về tổng quan và toàn bộ sổ cái phát sinh bao gồm những loại sổ cái hiện có và tính chính xác của chúng.

Nếu đã hoàn thiện và không cần bất kỳ sửa đổi nào, kế toán sẽ tiến hành bút toán mở sổ cái và sổ chi tiết, đồng thời kết hợp với bảng cân đối số phát sinh từ đó bắt đầu thực hiện báo cáo tài chính.

9. Lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế

Báo cáo tài chính và quyết toán thuế là khâu cuối cùng và quan trọng nhất vì tính phức tạp và yêu cầu kỹ năng nghiệp vụ cao

Đối với quy trình kế toán, bước bút toán lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế là quan trọng nhất bởi nó phức tạp và cần rất nhiều nghiệp vụ cũng như kỹ năng xử lý tình huống cân đối để thực hiện. Tuy nhiên, những kỹ năng, nghiệp vụ này không phải kế toán nào cũng có thể thực hiện được tốt. Cuối cùng, kế toán sẽ dựa vào sổ cái và sổ chi tiết để tiến hành lập báo cáo tài chính.

Kế toán sẽ cần lập theo 4 biểu mẫu chính bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả kinh doanh
  • Báo cáo lưu lưu chuyển tiền tệ
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Trên đây là những thông tin tổng quan, khái quát nhất về quy trình kế toán doanh nghiệp và Vinaacounting tổng hợp gửi đến quý độc giả. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các kế toán có thể áp dụng tốt vào công việc hiện tại của bản thân. Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào cần thông tin hỗ trợ, quý độc giả đừng quên truy cập website của Vinaacounting tại địa chỉ https://vinaaccounting.vn hoặc liên hệ holine: 0901 22 73 88.