Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ theo các điều luật cụ thể. Có thể hiểu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là khoản thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp, tổ chức và hợp tác xã. Đối tượng, mức thu, cách tính và thủ tục đóng thuế sẽ dựa trên các quy định hiện hành. Vậy cơ sở pháp lý của thuế TNDN là gì, cùng Vina Accounting tìm hiểu nhé.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Trước khi tìm hiểu các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp thì ta cần hiểu khái niệm thuế TNDN. Đây là một loại thuế thuộc phân loại thuế trực thu. Khoản thu thuế sẽ được tính trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.

Có thể hiểu thu nhập chịu thuế là khoản doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ. Hay dịch vụ tài chính và các khoản thu khác đã được trừ chi phí vốn. Vậy theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp thì đối tượng nào chịu thuế?
Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối tượng nộp thuế được xác định dựa theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 2 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. Sau đây là các đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp có đủ cơ sở pháp lý và được thành lập theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam
- Doanh nghiệp thành lập trên cơ sở quy định của pháp luật nước ngoài nhưng có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
- Tổ chức được thành lập theo các điều luật căn cứ vào Luật hợp tác xã
- Đơn vị/ tổ chức thành lập dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam
- Tổ chức khác có thu nhập từ hoạt động sản xuất/ kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất 2023
Các loại thu nhập được miễn thuế theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Điều 8 của Thông tư 78/2014/TT-BTC là:
- Thu nhập từ nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp: doanh nghiệp kinh doanh hoặc hợp tác xã nông/ lâm/ ngư nghiệp đang hoạt động ở vùng khó khăn
- Thu nhập từ các dịch vụ nông nghiệp: máy móc, thiết bị, phân bón, thú ý,…
- Thu nhập doanh nghiệp: có 30% lao động là người khuyết tật, người nhiễm HIV,…
- Thu nhập được nhận hoặc chia: góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết doanh nghiệp
- Một số khoản thu nhập khác chịu thuế theo quy định của pháp luật
Về thu nhập chịu thuế thì được nêu rõ tại Điều 3 của Luật thuế TNDN 2008 và Luật TNDN sửa đổi 2013 (sửa đổi bổ sung năm 2014). Theo đó, các thu nhập chịu thuế theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:
- Thu nhập từ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ trừ thu nhập được miễn thuế theo quy định
- Thu nhập từ hoạt động tài chính: lãi tiền gửi, cổ tức,…
- Các khoản thu nhập chịu thuế khác theo quy định hiện hành
- Thu nhập chịu thuế sẽ được bằng công thức: (Doanh thu + thu nhập khác) – Tổng chi phí

Thu nhập tính thuế TNDN dựa theo quy định gồm có:
- Các khoản thu nhập được miễn thuế theo Thông tư 78/2014/TT-BTC
- Quỹ khoa học – công nghệ
- Các khoản lỗ được kết chuyển kỳ trước căn cứ theo quy định hiện hành
- Công thức tính thu nhập tính thuế: Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển – quỹ khoa học công nghệ
Ngoài ra, mức thuế suất thuế TNDN cũng được quy định rõ như sau:
- Thuế suất thuế TNDN thường là 20% trừ các doanh nghiệp đặc thù sẽ có thuế suất thuế từ 35% – 50%
- Ngành nghề đang được khuyến khích hoặc thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi (thấp hơn thuế suất hiện hành)
Thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc kê khai Thuế như sau:
- Phương thức nộp thuế TNDN: Tạm nộp theo quý đối với những doanh nghiệp không cần lập báo cáo tài chính quý. Khi nộp, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào số Thuế TNDN của năm liền kề trước và dự kiến kết quả sản xuất/ kinh doanh trong năm để xác định số tạm nộp.

- Địa điểm nộp Thuế TNDN trực tiếp: Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu
- Địa điểm nộp Thuế TNDN online: Thực hiện đăng ký và tiến hành nộp thuế trên trang https://thuedientu.gdt.gov.vn/
- Thời hạn nộp thuế TNDN: Chậm nhất vào ngày 30 của quý liền kề với quý phát sinh nghĩa vụ thuế
Khoản thu nhập nào được miễn thuế TNDN?
Dựa theo các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp thì có 12 khoản thu nhập được miễn thuế. Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN gồm có:
- Thu nhập từ trồng trọt/ chăn nuôi, nuôi trồng và chế biến: nông sản, thủy sản, sản xuất muối
- Thu nhập từ dịch vụ và kỹ thuật nông nghiệp: Tưới tiêu, cày bừa, nạo vét kênh/ mương, phòng trừ sâu/ bệnh cho cây trồng, vật nuôi, dịch vụ thu hoạch
- Thu nhập từ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: được miễn thuế tối đa 3 năm trong thời gian nghiên cứu, phát triển

- Thu nhập từ sản xuất/ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nếu doanh nghiệp có 30% lao động là: người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS và người sau cai nghiện
- Thu nhập từ các hoạt động dạy nghề cho: dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,người khuyết tật, người đang hoặc sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS, đối tượng tệ nạn xã hội
- Thu nhập được nhận hoặc được chia từ hoạt động: góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết DN trong nước
- Khoản tài trợ cho hoạt động: giáo dục, nghiên cứu (khoa học, văn hoá, nghệ thuật), từ thiện/ nhân đạo và hoạt động xã hội
- Thu nhập từ chuyển nhượng lần đầu: doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải (CERs)
- Thu nhập từ nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong: hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu
- Thu nhập không chia của cơ sở: giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác
- Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên cho: tổ chức hoặc cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuộc diện đặc biệt khó khăn
- Thu nhập của văn phòng thừa phát lại: trong thời gian thực hiện thi hành án dân sự
Những loại thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi
Căn cứ pháp lý vào văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi là:

Thuế suất ưu đãi 10% – áp dụng trong 15 năm: Đối với doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới. Đồng thời, dự án phải có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12 nghìn tỷ đồng và có sử dụng công nghệ đã được thẩm định
Thuế suất ưu đãi 20% – áp dụng trong 10 năm: Đối với doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ theo các điều luật của Luật thuế TNDN cùng các văn bản pháp luật liên quan. Trong đó, có quy định cụ thể về các đối tượng nộp thuế, thu nhập tính thuế. Cũng như công thức tính thuế, thủ tục kê khai và các khoản doanh thu được miễn giảm và ưu đãi thuế TNDN. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo dõi Vinaaccounting.vn để tìm đọc thêm nhiều bài viết về các quy định của luật Thuế hiện hành nhé.
Xem thêm: