Trong ngành xây dựng thì chi phí nhân công được xem là một khoản khá lớn bởi thời gian thi công các công trình thường kéo dài. Chi phí nhân công có thể lên tới hàng chục hoặc hàng trăm nghìn tỷ đồng đối với những dạng công trình có quy mô lớn. Vậy quy định về chi phí nhân công trong xây dựng như thế nào? Cùng VINA ACCOUNTING theo dõi chi tiết thông tin ngay sau đây nhé.
Bộ hồ sơ xử lý chi phí nhân công trong xây dựng
Bộ hồ sơ xử lý chứng từ nhân công nói chung và hồ sơ nhân công trong Công ty Xây dựng sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Hợp đồng giao thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
- Bản cam kết.
- Hợp đồng lao động thời vụ
- Bảng chấm công và bảng lương.

Các cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng
Dưới đây là các thông tin về cách xử lý chi phí nhân công trong xây dựng theo đúng quy định. Cụ thể như sau:
Xử lý bằng cách khoán cho cá nhân tự tổ chức đội thi công
Làm giao khoán nhan công cho 1 cá nhân làm đại diện khấu trừ thuế TNCN 10% và không có hóa đơn. Nếu vào trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng lao động giao khoán với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công và lắp đặt công trình, sửa chữa các công trình dân dụng, xây dựng cầu đường,.. Thì khoản thu nhập mà cá nhân được thuộc diện chịu thuế theo đúng quy định về tiền lương và tiền công.
Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho từng cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho từng nhóm.
Đối với hóa đơn
Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc vào trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không tiến hành cấp hóa đơn.
Cục thuế, chi cục thuế sẽ không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân nếu rơi vào trường hợp này.
Các thủ tục xử lý chi phí nhân công cần thiết đối với trường hợp này sẽ bao gồm:
- Hợp đồng tiến hành giao thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng giao khoán hoàn thành
- Xác nhận khối lượng giao khoán hoàn thành.
- Chứng minh nhân dân người làm đại diện.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Các khoản chứng từ thanh toán tiền mặt, chứng từ ngân hàng phù hợp.
- Kê khai và tiến hành nộp thuế TNCN trong mỗi lần thanh toán.
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Ưu điểm: Không cần phải đóng bảo hiểm và không tiến hành xuất hóa đơn lẻ do các cơ quan thuế cung cấp.
Nhược điểm: Cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân 10% và giải quyết các khoản thuế dành cho từng cá nhân.
Khoán cho 1 cá nhân kinh doanh tự tổ chức đội thi công
Các đơn vị cá nhân kinh doanh đều được cấp hóa đơn bán hàng thông thường của cơ quan thuế.
Ưu điểm: Hóa đơn nhân công của thuế cấp là dạng hóa đơn Trực tiếp và không có thuế VAT, doanh nghiệp chỉ nhận được lợi thuế TNDN 20% thuế thu nhập cá nhân không lo bị truy thu bảo hiểm xã hội 32% không l bảo hiểm vào truy thu.
Nhược điểm: Doanh nghiệp sẽ khoán cho một cá nhân và yêu cầu cá nhân này cần phải đăng ký kinh doanh. Cá nhân đó sẽ tự tổ chức các đội thi công. Bên cạnh đó cá nhân cần phải đóng thuế 7% với thuế GTGT là 5% và thuế TNCN là 2%.

Xử lý chi phí nhân công trong trường hợp này sẽ cần chuẩn bị:
- Hợp đồng giao thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Các khoản chứng từ thanh toán hợp lệ.
- Chứng minh nhân dân và căn cước công dân.
- Hóa đơn lẻ do các cơ quan thuế cấp.
Giao khoán nhân công cho Công ty xây dựng thầu
Cụ thể trong trường hợp này sẽ cần tiến hành xử lý chi phí nhân công là các doanh nghiệp khác làm thầu phụ. Bộ chứng từ sẽ bao gồm:
- Hợp đồng giao thầu.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Những loại chứng từ thanh toán hợp lệ.
- Hóa đơn giá trị gia tăng.
Ưu điểm: Doanh nghiệp, công ty đều không cần đóng bảo hiểm.
Nhược điểm: Chi phí lớn.
Ký hợp đồng lao động với công nhân dưới 1 tháng
Bộ chứng từ tiến hành xử lý chi phí nhân công trong các trường hợp bao gồm:
- Hợp đồng lao động
- Bảng chấm công.
- Bảng lương.
- Chứng từ thanh toán hợp lệ.
- Chứng minh nhân dân.
- Trích thuế thu nhập cá nhân 10% đối với những cá nhân thu nhập trên 2 triệu VNĐ/ tháng.
- Nếu có thì bổ sung thêm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Ưu điểm: Không cần phải đóng bảo hiểm và không cần phải đóng thuế thu nhập cá nhân nếu chỉ có mức thu nhập duy nhất tại một nơi và có mã số thuế cá nhân tại thời điểm cam kết.
Nhược điểm: Hợp đồng chỉ được ký kết trong thời hạn 2 lần 1 năm. Bên cạnh đó cần phải đưa ra quyết toán cho cá nhân.
Ký hợp đồng lao động với công nhân từ 1 tháng trở lên
Bộ chứng từ tiến hành xử lý chi phí nhân công trong trường hợp này cần:
- Hợp đồng lao động.
- Bảng chấm công và bảng chấm lương.
- Chứng từ thanh toán phù hợp.
- Chứng minh nhân dân.

Ưu điểm: Không cần phải ký hợp đồng thêm nhiều lần.
Nhược điểm:
- Cần phải đóng bảo hiểm ở mức 32% cho công nhân. Trong đó doanh nghiệp sẽ chịu 21.5%, công nhân chịu 10.5%.
- Cần phải quyết toán các khoản thuế cho mỗi cá nhân.
- Phải trích thuế thu nhập cá nhân theo biểu lũy tiến hành từng phần.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về Quy định về chi phí nhân công trong xây dựng mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này bạn sẽ có thêm các kiến thức bổ ích.
Xem thêm: