Tài chính giống như nguồn sống của doanh nghiệp, nếu mất đi nguồn tài chính này thì doanh nghiệp có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Chính vì thế, doanh nghiệp cần biết cách quản lý tài chính sao hiệu quả để công ty luôn phát triển. Vậy quản lý tài chính là gì? Cách quản lý ra sao? Cùng Vina Accounting tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé!
Quản lý tài chính là gì?
Quản lý tài chính là quá trình điều hành tài chính của một tổ chức, cá nhân để đạt các mục tiêu về kinh doanh. Nó sẽ bao gồm: Quản lý nợ và vốn, lập kế hoạch về tài chính, đưa ra quyết định đầu tư, phân tích tài chính, quản lý rủi ro tài chính và quản lý tài sản.

Quản lý tài chính có thể đảm bảo sự ổn định tài chính cho tổ chức và cá nhân, tăng cường khả năng cạnh tranh, đánh giá hiệu quả tài chính, hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro trong tài chính. Các chuyên gia quản lý tài chính sẽ có nhiệm vụ cân nhắc các quyết định tài chính với tác động lớn và thiết yếu đến sự phát triển và thành công của tổ chức hoặc cá nhân.
Vai trò và mục tiêu của quản lý tài chính
Quản lý tài chính nói chính xác chính là quản lý dòng tiền ra/vào của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có cách quản lý tài chính riêng sao cho hiệu quả nhất. Nhìn chung, vai trò của quản lý tài chính đối với doanh nghiệp đều tương tự nhau. Dưới đây là những mục tiêu và vai trò của quản lý tài chính đối với doanh nghiệp:

- Quyết định đến quá trình tồn tại cũng như là phát triển của doanh nghiệp.
- Quản lý dòng tiền ra/vào của tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đó.
- Hoạch định kế hoạch về tài chính của doanh nghiệp.
- Quyết định các hạng mục tài trợ và đầu tư.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận từ vốn cổ phần hoặc từ vốn vay một cách dễ dàng.
- Tối đa hóa các chỉ tiêu về lợi nhuận sau thuế.
- Tôi đa hóa chỉ tiêu về lợi nhuận trên cổ phần vốn.
Tổng hợp các nguyên tắc và chức năng của quản lý tài chính
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những cách quản lý tài chính cho riêng mình. Thông thường, việc quản lý tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô cũng như lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đâu đó vẫn có một vài nguyên tắc quản lý tài chính chung cho hầu hết tất cả doanh nghiệp. Dưới đây là một vài nguyên tắc và chức năng của quản lý tài chính:
Xem xét các yêu cầu về vốn
Người quản lý tài chính của doanh nghiệp cần phải lập ra được kế hoạch dự toán liên quan đến các yêu cầu về vốn của công ty. Việc lên kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp dự trù được khoản chi phí và lợi nhuận mang về từ những kế hoạch triển khai trong năm.
Xác định thành phần vốn
Sau khi kế hoạch dự toán được hoàn thành, người quản lý tài chính cần cơ cấu lại vốn. Việc làm này liên quan mật thiết đến quá trình phân tích các khoản nợ dài hạn và ngắn hạn. Đồng thời, nó cũng chính là yếu tố quyết định công ty có thể sử dụng tài chính của mình để giải quyết vấn đề không, hay cần phải bổ sung quỹ được huy động từ bên ngoài.
Quản lý tiền mặt hiệu quả
Việc quản lý tiền mặt được xem là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong việc quản lý tài chính. Tiền mặt của doanh nghiệp thường được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, tiền lương, mua nguyên vật liệu, duy trì cổ phiếu… Việc không quản lý tiền mặt hiệu quả có thể khiến cho doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Chọn nguồn vốn phù hợp
Để có thể mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp, người quản lý cần xem xét kỹ lưỡng và đưa ra nhiều lựa chọn như: Phát hành cổ phiếu/ trái phiếu các khoảng cho vay được nhận từ ngân hàng,… Việc lựa chọn một hình thức phù hợp chính là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận và tránh gặp phải những rủi ro không đáng có.
Đầu tư thông minh
Nếu lên kế hoạch rõ ràng và chính xác cho việc đầu tư vào các dự án phát sinh lợi nhuận, sẽ giúp doanh nghiệp có thêm một nguồn lợi nhuận lớn. Ngược lại, nếu đầu tư sai, doanh nghiệp của bạn có thanh toán những khoản nợ lớn.
Xem xét giá trị của tiền tệ
Trước khi đưa ra quyết định chi một khoản tiền lớn thì bên cạnh việc tìm hiểu về lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu thêm về các giá trị của tiền tệ theo thời gian do các yếu tố bên ngoài gây nên. Chẳng hạn như vấn đề lạm phát để từ đó phân bổ dòng tiền sao cho phù hợp.

Kiểm soát mọi hoạt động
Người quản trị tài chính cần phải hợp tác với những người quản trị khác trong doanh nghiệp. Điều này sẽ bảo đảm các hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả. Tất cả các kết quả kinh doanh đều có thể liên quan đến các vấn đề tài chính. Đồng thời nó cũng cần phải được đưa vào tính toán cho đầy đủ trước khi thực hiện.
Quản lý tài chính có những khó khăn gì?
- Không kiểm soát công nợ một cách thường xuyên, chặt chẽ. Đồng thời, bạn cũng chưa có những chính sách thu nợ hợp lý. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp bị thâm hụt tiền.
- Không có kế hoạch mua vật tư, vật dụng, hàng hóa… điều này làm lãng phí nguồn vốn.
- Chưa kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập hàng tồn kho. Dẫn đến việc thất thoát hàng, doanh nghiệp phải đền bù hợp đồng.
- Không kiểm soát công nợ thường xuyên, chặt chẽ. Cũng như chưa có các chính sách thu nợ hợp lý dẫn đến doanh nghiệp bị thâm hụt tiền.
- Tài chính chưa có kế hoạch rõ ràng.
- Không quản lý nhân viên, để nhân viên trục lợi, có những hành chi bất chính làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Không sử dụng phần mềm quản lý tài chính để hỗ trợ.
Bỏ túi cách quản lý tài chính cực hiệu quả
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã phải đi đến tình trạng nợ nần, phá sản do không biết cách quản lý tài chính sao cho hiệu quả. Dưới đây là cách quản lý tài chính cho doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả mà bạn nên tham khảo để tránh những tổn thất không đáng có cho doanh nghiệp mình:
Quản lý tài chính có hệ thống
Việc quản lý tài chính doanh nghiệp một cách có hệ thống có thể giúp doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bậc. Song, tất cả các khoản vay, tiền lương, chi phí đầu tư, thu chi… cần phải được theo dõi một cách kỹ càng và chi tiết.
Việc sử dụng một phần mềm quản lý tài chính là điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp lớn, hoặc những doanh nghiệp muốn quản lý tài chính của mình một cách hiệu quả.

Thu chi rõ ràng
Bạn cần nắm rõ các khoản thu chi của doanh nghiệp để đưa ra được kế hoạch thu chi rõ ràng. Điều này sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền của mình chính xác hơn, cũng như là tránh được tình trạng thâm hụt ngân sách.
Ngoài ra, để không mắc phải các khoản nợ, bạn tuyệt đối không nên chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được.
Đầu tư sinh lời
Việc bạn liên tục đầu tư những khoản tiền rảnh rỗi của doanh nghiệp vào các dự án sinh lời có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Bởi hơn hết, các khoản đầu tư hiệu quả, với tỷ suất lợi nhuận cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về cực lớn.
Cân bằng giữa tỷ suất sinh lời và rủi ro
Một nhà quản lý tài chính tốt cần phải biết cách cân bằng giữa lợi suất và rủi ro. Một mức rủi ro nhỏ đồng nghĩa nó chỉ đem đến một khoản lợi nhuận nhỏ và ngược lại một mức rủi ro lớn có thể mang lại cho một khoản lợi nhuận lớn. Chính vì thế, nếu bạn muốn mang về cho doanh nghiệp của mình một khoản lợi nhuận lớn thì cần phải chấp nhận các rủi ro lớn sẽ xảy ra.

Chú ý đến thuế
Tất cả những khoản sinh lời nào của doanh nghiệp đều có thể bị nhà nước đánh thuế. Do đó, việc xem xét và tính toán kỹ các khoản đầu tư chịu ảnh hưởng của thuế ngay từ đầu là điều cực kỳ cần thiết.
Luôn có phương án dự phòng
Cho dù những phương án trên của bạn có tốt đến đâu thì cũng khó có thể tránh được những rủi ro xảy ra. Vì thế, lời khuyên là bạn cần trang bị trước cho mình phương án dự phòng bằng các khoản tiết kiệm, sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, …để từ đó có thể dễ dàng vượt qua những khủng hoảng không ngờ đến. Bao gồm: Làm ăn thua lỗ, thiên tai, hỏa hoạn, bị lừa đảo…
Tóm lại, việc có thêm một vài phương án B,C,D dự phòng là điều mà hầu hết các nhà quản lý tài chính cần phải làm.
Sử dụng phần mềm quản lý tài chính
Theo khảo sát từ những chuyên gia tài chính thì có khoảng 95% các doanh nghiệp vừa và lớn đều đang dùng phần mềm quản lý tài chính cho doanh nghiệp của mình. Các phần mềm quản lý tài chính sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Quản lý tài chính dễ dàng.
- Quản lý cơ cấu nguồn vốn.
- Quản lý khoản thu/chi rõ ràng.
- Quá trình thanh toán luôn thực hiện đúng hạn.
- Dễ dàng lập và phê duyệt những kế hoạch ngân sách.
- Phân bố nguồn lực cho các hoạt động của doanh nghiệp hợp lý
- Cung cấp các báo cáo, KPI giúp kiểm soát chi tiết các hạng mục, để từ đó tránh được các chi tiêu quá mức.
- Hệ thống bảo mật cao.
- Nhập dữ liệu dễ dàng, tiết kiệm tối đa thời gian cho người sử dụng
Lời kết
Trên đây, Vina Accounting đã giúp bạn giải đáp thắc mắc quản lý tài chính là gì? Cùng với đó là những cách quản lý tài chính cực kỳ hiệu quả để bạn tham khảo. Mong rằng bạn đã thu thập được kiến thức trên và sớm tìm được định hướng tốt nhất trong quá trình quản lý tài chính nhé.
Xem thêm: