Phương Trình Kế Toán Là Gì? Công Thức Và Tính Chất Cân Đối

Một doanh nghiệp cần cân đối kế toán giữa tổng cộng tài sản tất cả tài sản của doanh nghiệp bằng tổng nợ phải trả của doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu của cổ đông. Để làm được điều đó, bắt buộc phải có phương trình kế toán. Cùng Vina Accounting tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

Phương trình kế toán là gì? 

Hiểu đơn giản, phương trình kế toán (Fundamental accounting equation) là công thức kế toán tài chính được sử dụng trong cách tính toán sổ sách. Nó được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty, là sợi dây xâu chuỗi liên kết hệ thống các báo cáo tài chính với nhau. 

Phương trình kế toán là công thức kế toán tài chính
Phương trình kế toán là công thức kế toán tài chính

Vì sao cần phương trình kế toán 

Đối với doanh nghiệp, phương trình kế toán vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh mối quan hệ giữa ba thành phần của bảng cân đối kế toán gồm: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. 

Cụ thể như sau: 

  • Vốn chủ sở hữu tăng ⇒ tài sản tăng, vốn chủ sở hữu giảm ⇒ tài sản giảm 
  • Thêm nợ phải trả ⇒ giảm vốn chủ sở hữu
  • Trả hết nợ ⇒ tăng vốn chủ sở hữu 
Mối quan hệ giữa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Mối quan hệ giữa tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Công thức của phương trình kế toán cơ bản 

Công thức chung trong mọi phương trình kế toán cơ bản như sau: 

Tài sản = (Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu) 

Trong đó: 

  • Tài sản: tổng tài sản hiện có trong doanh nghiệp 
  • Nợ phải trả: nợ chiếm dụng (nợ nhà cung cấp), nợ tín dụng (nợ ngân hàng), nợ thuế (nợ nhà nước)
  • Vốn chủ sở hữu: số tiền thực tiễn của doanh nghiệp thể hiện khả năng thực lực của doanh nghiệp

Đây là phương trình cơ bản của kế toán. Từ đó, xây dựng thêm các phương trình khác để tính toán số sách một cách cụ thể hơn. 

Công thức tính của phương trình kế toán
Công thức tính của phương trình kế toán

Ví dụ: Theo báo cáo tài chính của Công ty ABC: tổng tài sản 150 tỷ $, tổng nợ phải trả 100 tỷ $, tổng vốn chủ sở hữu của các cổ đông là 50 tỷ $. Ta sẽ có: 

150 tỷ $ = (100 tỷ $ + 50 tỷ $)  

Các tính chất cân đối của phương trình kế toán 

Tổng tài sản = tổng nguồn vốn 

Tính chất cân đối của phương trình kế toán xảy ra 4 trường hợp với 2 đối tượng chính là tài sản và nguồn vốn. 

(1*) Tài sản tăng – tài sản giảm 

(2*) Nguồn vốn tăng – nguồn vốn giảm

(3*) Tài sản tăng – nguồn vốn tăng 

(4*) Tài sản giảm – nguồn vốn giảm 

Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu 

Tính chất cân đối của phương trình kế toán này xảy ra 9 trường hợp với 3 đối tượng: tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả. 

(1*) Tài sản tăng – tài sản giảm 

(2*) Nguồn vốn tăng – Nguồn vốn giảm 

(3*) Nợ tăng – nợ giảm 

(4*) Nguồn vốn tăng – nợ giảm 

(5*) Nguồn vốn giảm – nợ tăng 

(6*) Tài sản tăng – nguồn vốn tăng 

(7*) Tài sản tăng – nợ tăng

(8*) Tài sản giảm – nguồn vốn giảm 

(9*) Tài sản giảm – nợ giảm 

Từ 9 trường hợp trên, VINA ACCOUNTING sẽ phân tích rõ hơn tình hình tài chính, xác định ảnh hưởng tới các đối tượng phương trình kế toán. 

  • Với trường hợp (1*), tài sản trong bảng cân đối kế toán gây ảnh hưởng tới câu trúc 1 phần tài sản, không toàn bộ. Ngay cả khi nghiệp vụ tài chính phát sinh vấn đề cũng không liên quan tới toàn bộ tài sản doanh nghiệp. 
  • Với trường hợp (2*) (3*) (4*) (5*), nếu nguồn vốn của doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì không làm thay đổi cơ cấu toàn bộ nguồn vốn doanh nghiệp. Khi này: tổng tài sản = số vốn. 
  • Với trường hợp (6*) (7*) (8*) (9*) sẽ phát sinh đồng thời cả tài sản và nguồn vốn. Các phần tài sản và phần vốn chủ sở hữu tăng hoặc giảm giá trị bằng nhau. Lúc này, 2 đối tượng thay đổi nhưng hai phần lại bằng nhau. 
Tính chất cân đối của phương trình kế toán
Tính chất cân đối của phương trình kế toán

Có thể thấy, tính chất cân đối của phương trình kế toán thể hiện qua những khía cạnh sau: 

  • Tính chất cân đối của phương trình kế toán là tiêu chuẩn để nhân diện một giao dịch, giao dịch đó ảnh hưởng đến các yếu tố thuộc phương trình kế toán cơ bản. 
  • Tính chất cân đối của phương trình kế toán là cơ sở kế toán kép. Ở mỗi nghiệp vụ kinh tế – tài chính xảy ra sự cố cần phải được người kế toán nhận diện, phân loại và ghi nhận sự ảnh hưởng của nó đến các yếu tố thuộc phương trình kế toán. 
  • Tính chất cân đối của phương trình kế toán là cơ sở để kiểm tra số liệu kế toán. 

Với những thông tin mà Vina Accounting đã phân tích ở trên, mong rằng bạn sẽ hiểu và nắm rõ phương trình kế toán. Đừng quên cập nhật các kiến thức bổ ích qua website của chúng tôi bạn nhé. 

Xem thêm: