Các Phương Pháp Lý Tưởng Nhất Để Quản Trị Rủi Ro Là Gì?

Trong bất kỳ hoạt động hay quyết định nào thì người quản lý ở mọi cấp độ trong tổ chức cũng cần chủ động đánh giá và nhận định mức độ rủi ro, tích hợp quản trị rủi ro và kiểm soát vào trong quyết định giúp đạt được các mục tiêu ở những quyết định về chiến lược, phòng ban. Vậy quản trị rủi ro là gì? Phương pháp lý tưởng nhất để quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao? Cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu thêm các thông tin mới nhất ngay sau đây.

Quản trị rủi ro là gì? Ví dụ

Trước khi tìm hiểu về quản trị rủi ro thì bạn cần nắm được chính xác khái niệm rủi ro là gì. Rủi ro là các sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực tới các mục tiêu và tổ chức.

Từ đó có thể hiểu được quản trị rủi ro là hệ thống các quy trình nhận diện, đánh giá và quản lý cùng kiểm soát các sự kiện hoặc tình huống bất ngờ có thể xảy ra để đảm bảo mục tiêu của dự án hoàn thành tốt nhất. Quản trị rủi ro tốt không chỉ giúp hạn chế các nguy cơ mà còn mang tới nhiều cơ hội để đạt được các mục tiêu khác tốt hơn.

Các thông tin sơ lược về khái niệm quản trị rủi ro
Các thông tin sơ lược về khái niệm quản trị rủi ro

Bên cạnh đó quản trị rủi ro doanh nghiệp được định nghĩa theo COSO như sau:

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một hệ thống, bị ảnh hưởng bởi hội động quản trị của tổ chức, ban điều hành và các nhân sự khác, được vận dụng trong thiết lập chiến lược và trong toàn bộ tổ chức, được thiết kế để nhận diện các sự kiện có thể xảy ra có ảnh hưởng tới tổ chức và quản lý rủi ro, nhằm đảm bảo hợp lý liên quan tới việc đạt được mục tiêu của tổ chức.

Ví dụ:

Nhà quản trị khi tiến hành mở một cơ sở kinh doanh mới thì cần xác định các loại nguy cơ có thể xảy ra. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có thể tránh những rủi ro không đáng có và có được phương án dự phòng thích hợp. Chẳng hạn như doanh nghiệp có thể lựa chọn các địa điểm kinh doanh ở khu vực đông người qua lại có ít đối thủ cần phải cạnh tranh,..

Mục đích của việc quản trị rủi ro đối với từng doanh nghiệp Việt

Dưới đây là các thông tin về mục đích của việc quản trị rủi ro trong từng công ty, doanh nghiệp:

  • Tạo ra một không gian làm việc an toàn, ổn định, bảo mật tốt cho cả khách hàng lẫn nhân viên.
  • Đảm bảo tích chất ổn định cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giúp ngăn chặn hoặc giảm thiểu các trách nhiệm pháp lý không nên xảy ra.
  • Bảo vệ doanh nghiệp tránh khỏi sự biến động về kinh tế, các rủi ro tới từ bên ngoài doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều khoản kinh phí không cần thiết.
  • Đánh giá được mức độ rủi ro và xác định xem rủi ro nào cần phải giải quyết trước, rủi ro nào có thể xử lý sau.
Mục đích của việc quản trị rủi ro trong từng doanh nghiệp
Mục đích của việc quản trị rủi ro trong từng doanh nghiệp

Các loại rủi ro phổ biến trong doanh nghiệp.

Có thể phân loại rủi ro thành nhiều loại như sau: Rủi ro chiến lược, rủi ro hệ thống, rủi ro hoạt động, rủi ro về chính trị,.. Dưới đây là các loại rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp.

Rủi ro về mặt chiến lược

Rủi ro chiến lược xảy ra dưới sự tác động của nhiều yếu tố, có 2 dạng rủi ro chiến lược chính là chiến lược không phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức và rủi ro về không thể thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Điều này làm cho chiến lược lúc đầu đi sai hướng và mục tiêu ban đầu đề ra không mang lại giá trị cần thiết, trở nên vô nghĩa hoặc là khiến chiến lược không thể thực hiện để mang lại giá trị như dự định.

Rủi ro về mặt hệ thống

Một số loại rủi ro được phân loại từ nguyên nhân quan hệ với đối tác bên ngoài và rủi ro khách quan như tới từ nhu cầu của khách hàng bất chợt thay đổi, nhà cung ứng nguyên vật liệu cung cấp không đủ nguồn hàng, giá thu mua đầu vào tăng đột ngột, các vấn đề liên quan tới pháp lý,.. Những rủi ro này đều có thể làm tổn thất lớn về mặt tài chính trong các doanh nghiệp.

Rủi ro về mặt tài chính

Loại rủi ro này tới từ sự biến động của thị trường làm giảm giá tài chính. Các quyết định của doanh nghiệp cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát nợ và kiểm soát dòng tiền.

Các phương pháp để quản lý rủi ro lý tưởng nhất

Dưới đây là một số phương pháp giúp doanh nghiệp của bạn quản lý rủi ro một cách tốt nhất. Cùng tham khảo ngay nhé.

Né tránh các rủi ro

Né tránh là việc loại bỏ khả năng bị thiệt hại, không chấp nhận các dự án có độ rủi ro cao và những hậu quả của nó nhưng sẵn sàng chấp nhận các rủi ro thiệt hại nếu nó xuất hiện. Việc chấp nhận rủi ro áp dụng trong trường hợp có mức độ thiệt hại nhỏ và khả năng bị thiệt hại không quá cao. Bên cạnh đó cũng có các rủi ro mà đơn vị buộc phải chấp nhận.

Chấp nhận các rủi ro

Việc chấp nhận rủi ro là trường hợp chủ đầu tư hoặc cán bộ dự án hoàn toàn biết trước về rủi ro và những hậu quả mà nó mang lại nhưng vẫn chấp nhận. Được áp dụng trong các trường hợp mức độ thiệt hại không quá cao vẫn còn trong mức độ chịu đựng được của doanh nghiệp.

Các phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất được sử dụng
Các phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất được sử dụng

Ngăn ngừa các loại thiệt hại

Ngăn ngừa thiệt hại là hoạt động nhằm làm giảm tính thường xuyên của thiệt hại khi nó xuất hiện. Để ngăn ngừa thiệt hại xảy ra cần tìm được nguyên nhân, nguồn gốc của thiệt hại. Có 2 nhân tố chính đó là nhóm nhân tố môi trường đầu tư và nhóm nhân tố về nội tại dự án, Một số biện pháp ngăn ngừa có thể sử dụng như phát triển hệ thống an toàn, đào tạo lao động, thuê người bảo vệ,..

Giảm bớt thiệt hại

Kế hoạch giảm bớt thiệt hại là việc chủ đầu tư, bộ phận quản lý dự án sử dụng các biện pháp để đo lường, phân tích và đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro một cách liên tục. Sau đó xây dựng các kế hoạch và giải pháp đối phó, làm giảm mức thiệt họ đó xuống mức thấp nhất. Trong trường hợp không thể chuyển dịch thiệt hại thì việc áp dụng biện pháp này là không thích hợp.

Chuyển dịch rủi ro

Chuyển dịch rủi ro là biện pháp mà trong đó 1 bên liên kết với nhiều bên khác để chia sẻ bớt những thiệt hại về rủi ro mang lại. Phương pháp này khá giống với phương pháp bảo hiểm ở chỗ độ bất định về thiệt hại được chuyển từ cá nhân sang nhóm nhưng khác nhau ở chỗ phương pháp bảo hiểm không chỉ đơn thuần bao gồm việc chuyển dịch rủi ro mà còn là giảm đi các rủi ro thông qua việc dự đoán mức thiệt hại bằng luật số lớn trước khi nó xảy ra.

Bảo hiểm

Theo quan điểm của các chuyên gia quản lý bảo hiểm thì bảo hiểm cũng là một sự chuyển dịch rủi ro theo hợp đồng. Từ phía quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ đơn thuần là việc chuyển dịch rủi ro mà còn là giảm rủi ro vì một nhóm người có rủi ro giống nhau tự nguyện tham gia bảo hiểm đã cho phép dự đoán được trước mức độ thiệt hại khi nó xuất hiện.

Lời kết

Trên đây là các thông tin mới nhất về phương pháp lý tưởng nhất để quản trị rủi ro VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn đã hiểu được rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của việc quản trị rủi ro đối với từng doanh nghiệp.

Xem thêm: