Phân Bổ Là Gì? Quy Trình Phân Bổ, Một Số Ưu – Nhược Điểm

Trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kinh doanh, phân bổ là thuật ngữ thường gặp và được sử dụng hầu hết ở mọi thời điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ khái niệm và ý nghĩa của thuật ngữ này. Để tìm hiểu thêm thông tin và giải đáp các thắc mắc liên quan đến phân bổ là gì, bạn hãy theo dõi ngay bài viết chi tiết dưới đây của Vina Accounting ngay nhé.

Phân bổ là gì?

Phân bổ là gì? Phân bổ được phân chia như thế nào? Chúng có vai trò như thế nào trong sự phát triển và các hoạt động của một doanh nghiệp. Để giải đáp vấn đề này, bạn có thể theo dõi ngay thông tin dưới đây:

Phân bổ là gì?

Phân bổ theo khái niệm chung được hiểu là quá trình chia nhỏ và phân phối các yếu tố liên quan, được áp dụng trong mọi lĩnh vực khác nhau như kinh tế, quản lý, xã hội, nguồn lực, chi phí,…Quá trình phân bổ này sẽ dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau tùy vào doanh nghiệp, tổ chức và đơn vị.

Phân bổ là gì?
Phân bổ là gì?

Phân bổ nguồn lực là gì?

Phân bổ nguồn lực được hiểu là việc phân bổ lao động, tư bản, đất đai hoặc hàng hóa, dịch vụ của các ngành sản xuất, tiêu dùng. Việc phân bổ này được thực hiện theo nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoặc nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó cũng đóng vai trò quan trọng trong nhiều doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng của các yếu tố thị trường.

Phân bổ nguồn lực là gì? 
Phân bổ nguồn lực là gì?

Phân bổ chi phí là gì?

Phân bổ chi phí là việc chia chi phí và doanh thu cho các bộ phận chức năng, các phòng ban cần chi phí để phục vụ cho việc thực hiện một kế hoạch sản xuất, kế hoạch thực hiện của doanh nghiệp. Việc phân bổ chi phí cần phải được diễn ra dưới sự kiểm soát của bộ phận kế toán và ban giám đốc.

Phân bổ chi phí là gì?
Phân bổ chi phí là gì?

Quá trình phân bổ được diễn ra như thế nào?

Quá trình phân bổ nguồn lực được diễn ra dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau và thường căn cứ vào từng doanh nghiệp. Nhìn chung đây là quá trình phân công và quản lý nguồn lực, chi phí để thực hiện mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp hướng tới.

Quy trình phân bổ nguồn lực

Xác định căn cứ để phân bổ nguồn lực: Để phân bổ nguồn lực hợp lý, các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp cần căn cứ dựa trên các mục tiêu chiến lược, chương trình sản xuất và các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn.

Những tiêu chí cần quan tâm: Khi phân bổ nguồn lực có một số tiêu chí chính cần được quan tâm. Trong đó có các mục tiêu chiến lược, những quan điểm và định hướng của ban lãnh đạo, những thách thức, rủi ro của nguồn lực.

Công việc cần thực hiện khi phân bổ nguồn lực: Bao gồm đánh giá, đảm bảo và điều chỉnh nguồn lực.

  • Đánh giá nguồn lực là việc xem xét và phân tích các yếu tố về nguồn lực doanh nghiệp, trả lời câu hỏi nguồn lực có đủ để thực hiện các chiến lược hay không? Phân tích mọi mặt từ số lượng tới chất lượng của nguồn lực.
  • Đảm bảo nguồn lực là việc bao quát và phân bổ sao cho nguồn lực đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhất. Cung cấp các nguồn lực tương ứng với chiến lược cụ thể của các doanh nghiệp.
  • Điều chỉnh nguồn lực là công đoạn cuối cùng sau khi thực hiện đánh giá và đảm bảo nguồn lực. Vai trò của điều chỉnh nhằm đảm bảo số nguồn lực thực hiện mục tiêu và phát huy đúng khả năng của từng lĩnh vực cụ thể.

Quy trình phân bổ chi phí

Có nhiều loại chi phí khác nhau trong doanh nghiệp, được phân loại thành những chi phí chính dưới đây:

  • Chi phí sản xuất là chi phí liên quan đến quá trình tạo thành sản phẩm, chế tạo và nghiên cứu sản xuất, thực hiện các dịch vụ trong bộ phận sản xuất.
  • Chi phí thu mua là những chi phí về thu mua vật tư, tài sản, hàng hóa, bên cạnh đó còn có chi phí vận chuyển, bảo quản, hao hụt cũng như những chi phí phát sinh liên quan.
  • Chi phí bán hàng bao gồm toàn bộ những khoản chi phục vụ trong quá trình tiêu thụ và buôn bán sản phẩm hàng hóa như chi phí nhân viên, truyền thông, vật liệu, mặt bằng,…
  • Chi phí quản lý là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tổ chức, điều hành và quản lý  những hoạt động của tổ chức và doanh nghiệp.
Quá trình phân bổ hợp lý 
Quá trình phân bổ hợp lý

Một số ưu nhược điểm của phân bổ

Quá trình phân bổ giúp hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp và các đơn vị trong nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, quá trình này cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau mà nếu bạn không nắm rõ sẽ không thể thực hiện công việc chính xác.

Ưu điểm

Trong hoạt động của doanh nghiệp, phân bổ có nhiều ưu điểm lớn giúp hỗ trợ sự phát triển của tổ chức. Những ưu điểm lớn của phân bổ bao gồm:

Giúp tăng hiệu suất làm việc, việc phân bổ sẽ giúp đảm bảo mọi thành viên đều có trách nhiệm để hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Giúp tổ chức của bạn đạt được hiệu quả, năng suất làm việc tốt nhất.

Khi phân bổ nguồn lực, chi phí phù hợp sẽ đảm bảo mọi cơ hội tham gia của thành viên cũng như có được đánh giá công bằng nhất khi dự án thành công hoặc thất bại. Mặt khác còn giúp thúc đẩy tinh thần cũng như sự phát triển của từng cá nhân.

Việc phân bổ chi phí giúp thực hiện các kế hoạch một cách nhanh chóng hơn, ngoài ra còn giúp kiểm soát các hoạt động, tài chính của doanh nghiệp. Phân bổ hợp lý cũng là cách giúp các chiến lược, dự án được thực hiện hoàn thiện, không bị thiếu hụt kinh phí.

Phân bổ nguồn lực phù hợp sẽ giúp đảm bảo khối lượng công việc được cân đối hợp lý giữa các phòng ban, bộ phận. Từ đó hạn chế việc quá tải công việc, giúp tổ chức, doanh nghiệp phát triển một cách bền vững nhất.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm được đề cập, việc phân bổ cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Mặc dù không ảnh hưởng quá lớn tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý để tránh gây tác động tới hiệu quả công việc.

Phân bổ nguồn lực không hợp lý sẽ dẫn đến quá tải công việc, trong một vài trường hợp việc phân bổ dẫn tới tình trạng quá tải đối với các cá nhân hoặc phòng ban. Điều này tác động tới sức khỏe, tinh thần và làm giảm hiệu suất làm việc.

Phân bổ thiếu khoa học sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực và chi phí mà không nhận được kết quả như mong muốn. Đặc biệt nhất là tình trạng trùng lặp công việc, tồn đọng dự án hoặc thất thoát doanh thu, tăng cao chi phí, ảnh hưởng tới hoạt động cũng như sự phát triển chung của doanh nghiệp.

Mất cân đối chi phí khi phân bổ chi phí không phù hợp, khi đó chi phí tập trung quá nhiều vào một công đoạn hoặc một phần của dự án dẫn tới thiếu hụt chi phí cho các giai đoạn sau. Việc này không những ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp mà còn gây ra sự xung đột trong tổ chức.

Ưu nhược điểm của phân bổ trong doanh nghiệp 
Ưu nhược điểm của phân bổ trong doanh nghiệp

Như vậy có thể nói việc phân bổ hợp lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mối doanh nghiệp. Ban lãnh đạo, đội ngũ giám đốc cần có cái nhìn bao quát nhất về vấn đề này để bảo vệ tổ chức luôn cân bằng khi tiến hành phân bổ nguồn lực và chi phí. Nếu có thêm bất cứ thông tin nào cần giải đáp hoặc thắc mắc về vấn đề phân bổ là gì, hãy liên hệ ngay với Vina Accounting để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất nhé. 

Xem thêm: