Nộp thuế hải quan là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đối với những hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy pháp luật quy định về luật nộp thuế hải quan này như thế nào, thời hạn đóng là bao lâu,… Hãy cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nộp thuế hải quan là gì?
- Thuế hải quan là một loại thuế do Nhà nước đặt ra đối với cá nhân, tổ chức có kiên quan tới hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam theo quy định.
- Nộp thuế hải quan là việc thực hiện khai thuế và tính thuế xuất nhập khẩu thông qua việc làm hồ sơ khai thuế.
Vì sao cần nộp thuế hải quan điện tử?
Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, cá nhân lựa chọn hình thức nộp thuế hải quan điện tử. Vậy vì sao việc làm này lại cần thiết? Bởi:
- Người nộp thuế sẽ thực hiện nộp thuế hải quan điện tử một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân khi tiến hành nộp thuế có thể tối ưu hóa trong vấn đề thời gian và tiết kiệm chi phí hơn so với nộp thuế trực tiếp.
- Nộp thuế hải quan điện tử sẽ hạn chế các sai sót thông tin có thể xảy ra khi lập giấy nộp tiền.
- Khi nộp thuế hải quan điện tử, các hàng hóa sẽ được thông quan ngay sau khi có thông tin xác nhận đã nộp thuế từ IVB.

Hướng dẫn đăng ký và nộp thuế hải quan chi tiết nhất
Bước 1: Đăng ký nộp thuế hải quan điện tử
- Truy cập Cổng thông tin điện tử Hải quan tại địa chỉ: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/
- Đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế hải quan điện tử 24/7
Bước 2: Người nộp thuế kê khai và gửi lại Bảng kê nộp thuế trên Cổng thanh toán điện tử hải quan
Trên trang chủ của Cổng thanh toán điện tử hải quan, người nộp thuế đăng nhập hệ thống bằng “user ID” ⇒ nhập mã số thuế ⇒ nhập số tờ khai cần nộp thuế.
- Trường hợp hệ thống đã định danh chữ ký số của doanh nghiệp thì người nộp thuế chỉ cần kê khai số tờ khai.
- Trường hợp người nộp thuế đã khai chính thức tờ khai hải quan nhưng chưa có thông tin nộp tiền trên Cổng thanh toán hải quan điện tử thì người nộp thuế cần liên hệ với bộ phận hỗ trợ để được xử lý.
Bước 3: Cơ quan hải quan chuyển ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế
Nội dung thông điệp bao gồm: mã hải quan, mã kho bạc nơi cơ quan hải quan mở tài khoản, số tiền chi tiêu theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách nhà nước,… cùng một số chỉ tiêu khác.
Bước 4: Ngân hàng trích tài khoản, chuyển tiền nộp thuế

Bước 5: Trừ nợ, thông quan hoặc giải phóng hàng hóa
Sau khi nhận được thông tin nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền từ ngân hàng, hệ thống hải quan sẽ tiến hành trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, chuyển sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa.
Bước 6: Hạch toán thuế
Kho bạc Nhà nước sẽ gửi bảng kê giấy nộp tiền có gắn chữ ký số vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm Dữ liệu thuộc Bộ Tài chính. Từ đó, cơ quan hải quan căn cứ bảng kê đó để cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.
Thời hạn nộp thuế hải quan theo quy định pháp luật
- Nộp thuế hải quan trước kỳ thông quan hoặc giải phóng hàng hóa. Trong một số trường hợp, người nộp thuế được áp dụng chế độ nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa chậm nhất ngày thứ 10 của tháng kế tiếp. Nếu quá thời hạn thì người nộp thuế phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền nộp chậm.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp muộn nhất đến ngày bắt buộc nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa 30 ngày, tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh nhưng người nộp thuế vẫn chưa nộp thuế và tiền nộp chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế cùng tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

Bài viết trên đã giải đáp các thông tin quan trọng về nộp thuế hải quan. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quy trình nộp thuế hay các vấn đề khác, vui lòng liên hệ tới Vina Accounting để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể bạn nhé!
Xem thêm: