Hiện nay việc ủy quyền công việc bằng văn bản diễn ra khá phổ biến với các thỏa thuận đôi bên đều đồng ý. Trong bài viết dưới đây, Vina Accounting sẽ giới thiệu đến bạn một số mẫu giấy ủy quyền và cập nhật những nội dung cần có trong đó.
I. Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là văn bản được sử dụng để chỉ định cho một cá nhân hoặc nhiều tập thể nào đó thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền. Hình thức này khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.
Giấy ủy quyền là hình thức văn bản pháp lý đơn phương, tồn tại trong thực tế nhưng không có quy định pháp luật cụ thể. Việc lập giấy ủy quyền khá dễ dàng, không đòi hỏi đôi bên phải làm theo các nguyên tắc nghiêm ngặt và không bắt buộc bên được ủy quyền phải đồng ý hoặc phải thực hiện các công việc có trong thỏa thuận.
Bởi vậy, Giấy ủy quyền thường áp dụng cho những trường hợp ủy quyền công việc mang tính chất đơn giản. Đối với những công việc phức tạp, có tính bắt buộc cao thì nên sử dụng Hợp đồng ủy quyền.
II. Nội dung bắt buộc cần có trong Giấy ủy quyền
Hiện chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định rõ ràng về nội dung giấy ủy quyền, song khi soạn thảo bạn cần lưu ý một số thông tin bắt buộc cần có trong đó như:
- Thông tin cá nhân, gồm họ tên, địa chỉ, số, ngày và nơi cấp CMND/CCCD của người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Nội dung và thời hạn thực hiện công việc được ủy quyền.
- Mục chữ ký của người ủy quyền, người được ủy quyền.
- Căn cứ cho việc ủy quyền nếu có.
III. Những mẫu giấy ủy quyền phổ biến 2022
Theo quy định mới của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các mẫu Giấy ủy quyền được sử dụng phổ biến hiện nay là:
1. Mẫu Giấy ủy quyền chung
Mẫu Giấy ủy quyền chung là văn bản được soạn thảo theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP và dùng phổ biến trong nhiều trường hợp.
2. Mẫu Giấy ủy quyền giữa doanh nghiệp và cá nhân
Mẫu giấy ủy quyền giữa doanh nghiệp và cá nhân thường được sử dụng với những công việc nội bộ trong khoảng thời gian xác định. Khác với mẫu giấy giới thiệu (thường dùng một lần đối với công việc cụ thể), mẫu giấy này có thể thực hiện ủy quyền nhiều lần trong khoảng thời gian xác định.
- Mẫu Giấy ủy quyền nhân viên giao nhận chứng từ.doc
- Mẫu Giấy ủy quyền quyết toán thuế thu nhập của cá nhân.doc
- Mẫu Giấy ủy quyền đòi nợ.doc
- Mẫu Giấy ủy quyền ký hợp đồng.doc
3. Mẫu Giấy ủy quyền giữa các cá nhân với nhau
Mỗi cá nhân đều có quyền xác lập giấy ủy quyền, tuy nhiên việc xác lập cần được xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã, phường hoặc thực hiện tại văn phòng công chứng để đảm bảo tính khách quan và hiệu lực.
Vina Accounting giới thiệu 2 mẫu giấy ủy quyền giữa 2 cá nhân để bạn tham khảo:
IV. Một số lưu ý khi viết nội dung Giấy ủy quyền
Khi viết Giấy ủy quyền, người ủy quyền hoặc người soạn thảo nội dung cần lưu ý làm rõ một số thông tin sau:
- Phải viết đầy đủ thông tin cá nhân của người ủy quyền và người được ủy quyền.
- Ghi rõ nội dung ủy quyền và thời gian thực hiện công việc được chỉ định, bắt đầu từ thời gian nào và trong bao lâu.
- Nêu rõ thỏa thuận, trách nhiệm của mỗi bên và trình bày chi tiết căn cứ ủy quyền để tránh xảy ra tranh chấp.
- Chứng thực chữ ký hoặc đóng dấu của người ủy quyền, người được ủy quyền (nếu có).
V. Một số câu hỏi khác khi thực hiện soạn thảo văn bản ủy quyền
Những thắc mắc trong quá trình soạn thảo nội dung ủy quyền sẽ được Vina Accounting giải đáp trong phần dưới như sau:
1. Phân loại các văn bản ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền và Giấy ủy quyền là các văn bản ủy quyền đang lưu hành hiện nay. Bản chất của 2 loại văn bản này là khác nhau. Nếu Giấy ủy quyền không có văn bản quy định cụ thể về nội dung Hợp đồng ủy quyền lại được quy định rõ ràng trong Bộ luật Dân sự.
Mặt khác, Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương và không cần sự đồng ý của bên được ủy quyền thì Hợp đồng ủy quyền lại là thỏa thuận có sự thống nhất của cả 2 bên: người ủy quyền và người được ủy quyền.
Quan trọng nhất là khi Hợp đồng ủy quyền được thành lập, trách nhiệm của bên ủy quyền đã được làm rõ và phải chấp hành cũng như chịu bồi thường nếu không hoàn thành công việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Còn Giấy ủy quyền không bắt buộc bên nhận ủy quyền thực hiện nghĩa vụ được nêu trong đó.
2. Giấy ủy quyền có cần chứng thực không?
Đa số các văn bản ủy quyền không cần công chứng trừ một số trường hợp bắt buộc như ủy quyền mang thai hộ hay ủy quyền cho cá nhân thứ 3 không có giá trị pháp lý,…(khoản 2 tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).
Tuy nhiên, để giải quyết các tranh chấp (nếu phát sinh) sau này, các bên tính pháp lý của hợp đồng ủy quyền, 2 bên có thể công chứng hoặc chứng thực Giấy ủy quyền. Đối với những trường hợp còn lại, bạn nên nhờ bên thứ 3 không ảnh hưởng đến hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò người làm chứng.
3. Các trường hợp không thể ủy quyền
Việc ủy quyền diễn ra khá phổ biến và có thể thực hiện bằng miệng hoặc văn bản. Tuy nhiên không phải trường hợp nào mà mỗi cá nhân hay doanh nghiệp cũng có thể thực hiện chỉ định người khác thực hiện công việc thay mình, điển hình:
- Lập di chúc.
- Trường hợp cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 02.
- Đăng ký kết hôn và ly hôn.
- Gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng.
Như vậy, mọi thông tin mới nhất về nội dung được yêu cầu có trong Giấy ủy quyền và một số mẫu giấy mới nhất hiện tại đã được chia sẻ với các bạn. Mọi vướng mắc về pháp lý vui lòng liên hệ hỗ trợ qua website Vina Accounting để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất.