Nợ tiềm tàng là gì và được định nghĩa như thế nào? Đây là một khái niệm dùng để chỉ một khoản nợ mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải. Vậy loại nợ này là gì, có đặc điểm ra sao? Cùng Vina Accounting tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh loại nợ này nhé.
Nợ tiềm tàng là gì? Ví dụ về nợ tiềm tàng
Nợ tiềm tàng là gì được định nghĩa là một khoản nợ có thể xảy ra trong tương lai. Trong tiếng Anh, nợ tiềm tàng có nghĩa là Contingent liabilities. Khoản nợ này sẽ tùy thuộc vào kết quả của một sự kiện có thể xảy ra nhưng không chắc chắn.
Thuật ngữ nợ tiềm tàng là gì được hiểu đơn giản là khoản nợ được ghi nhận ở hiện tại. Tuy nhiên, khoản nợ này chưa phát sinh mà chỉ được suy xét để dự phòng khả năng phát sinh trong tương lai. Trong các bảng báo cáo tài chính thì nợ tiềm tàng sẽ được trình bày trong phần chú thích. Nếu số tiền nợ ước tiềm tàng được ước tính một cách hợp lý.
Theo tiêu chuẩn GAAP và IFRS thì các doanh nghiệp phải ghi nhận nợ tiềm tàng. Trong đó, GAAP (Generally accepted accounting principles) là nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung. Còn IFRS (International Financial Reporting Standards) là Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế.

Để hiểu rõ hơn nợ tiềm tàng là gì thì bạn có thể tham khảo các ví dụ sau đây. Lưu ý, các ví dụ này được đặt ra trên cơ sở giả sử để minh chứng nợ tiềm tàng là gì.
Ví dụ 1: Giả sử có 2 công ty là A và C. Công ty A đang đứng ra bảo lãnh giúp Công ty C vay 100 tỷ.
Trong trường hợp này sẽ Công ty A sẽ phát sinh nợ tiềm tàng. Bởi vì nếu Công ty C không thanh toán được thì Công ty A phải thực hiện việc thanh toán 100 triệu thay cho Công ty C. Đồng thời phải công bố khoản nợ tiềm tàng này trong sổ sách kế toán của Công ty A.
Ví dụ 2: Giả sử Công ty XYZ kinh doanh y tế, dược phẩm và đang phát triển một công thức thuốc mới để chữa bệnh ung thư. Cùng lúc đó, công ty cùng ngành là MNB đã đệ đơn kiện XYZ 200 tỷ. Bởi vì XYZ đã thực hiện hành vi trộm cắp bằng sáng chế hay bí quyết của MNB.
Khi MNN đệ đơn kiện thì Công ty XYZ không có bất kì chứng cứ nào chứng minh trong sạch. XYZ cũng nhận thấy khả năng thua kiện lớn và phải thanh toán 200 tỷ nếu MNB thắng kiện. Như vậy, 200 tỷ này là khoản nợ tiềm tàng của công ty XYZ và phải được ghi nhận lại.
Đặc điểm của nợ tiềm tàng
- Được ghi nhận vào chú thích của bảng cân đối kế toán
Thông thường, trên bảng cân đối kế toán sẽ không ghi nhập các giá trị tài sản. Bởi không có cơ sở để xem xét giá trị và không bảo đảm được là tài sản thực tế. Tuy nhiên, tài sản tiềm tàng có thể ghi nhận vào do phụ thuộc vào các khoản thời gian nhất định.
- Khó xác định giá trị và không chắc chắn khả năng phát sinh tài sản trong tương lai
Thực tế thì doanh nghiệp rất khó để xác định các giá trị của dòng tiền. Đặc biệt là tài sản tiềm tàng mà doanh nghiệp chưa đánh giá được giá trị kinh tế của nó. Gần như là không có bất kỳ cơ sở chắc chắn nào cho việc tài sản tiềm tàng sẽ phát sinh ở tương lai.

- Cần phải liên tục đánh giá lại tài sản tiềm tàng
Giá trị tài sản của công ty sẽ không bao gồm tài sản tiềm tàng. Tuy nhiên tài sản tiềm tàng lại có mối tương quan mật thiết đến hoạt động công ty, xác định cơ hội và các rủi ro. Ví dụ, các dự án đầu tư cần sự liều lĩnh thì tài sản tiềm tàng được dùng để ước tính giá trị công ty. Vì vậy, khoản tài sản này cần phải được thống kê và đánh giá lại liên tục để đảm bảo tính chính xác cao nhất.
- Cần lập báo cáo để ước tính giá trị tài sản tiềm tàng
Mặc dù không có bất kỳ cơ sở nào để xem xét giá trị tài sản tiềm tàng. Tuy nhiên vẫn phải lập báo cáo ước tính giá trị dựa theo tình hình thực tế. Theo nguyên tắc thì số tiền dùng để báo cáo phải là con số ước tính thấp nhất.
Vì sao phát sinh nợ tiềm tàng?
Nguyên nhân làm phát sinh nợ tiềm tàng là gì? Thông thường, nợ tiềm tàng sẽ phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ. Cùng với sự tồn tại của nghĩa vụ được xác nhận bởi xác suất xảy ra hoặc không xảy ra của các sự kiện. Hoặc kế hoạch mà công ty/ doanh nghiệp không có quyền kiểm soát nếu có sự kiện phát sinh xảy ra.
Có thể hiểu rằng, sẽ không có nợ tiềm tàng nếu doanh nghiệp không phát sinh vụ kiện. Bên cạnh đó, nợ tiềm tàng cũng phát sinh từ việc bảo hành sản phẩm. Theo quy tắc kế toán việc báo cáo nợ tiềm tàng sẽ phụ thuộc vào số tiền ước tính và khả năng phát sinh sự kiện.

Bảo hành sản phẩm được xem là nợ tiềm tàng phổ biến nhất hiện nay. Bởi không thể xác định số lượng sản phẩm sau bảo hành. Giả sử một nhà sản xuất cung cấp bảo hành cho xe đạp là 3 năm. Chi phí dùng để bảo hành là 150 USD cho mỗi chiếc. Nếu công ty sản xuất 1.000 xe đạp trong một năm với chế độ bảo hành 150 USD trong 3 năm cho mỗi chiếc xe. Thì công ty phải ước tính số lượng xe sau bảo hành mỗi năm có thể được trả lại.
Ví dụ, nếu công ty ước tính 200 chiếc xe đạp phải được thay thế trong bảo hành. Mỗi chiếc mất 50 USD, công ty sẽ ghi nợ 30.000 USD vào chi phí bảo hành. Đồng thời ghi có 30.000 USD vào mục tích lũy trách nhiệm bảo hành xe.
Phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng
Cách phân biệt dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng là gì? Thực tế thì dự phòng phải trả là một phần của nợ tiềm tàng. Có thể hiểu là nợ tiềm tàng là tất cả các khoản dự phòng. Bởi vì không thể xác định chắc chắn giá trị hoặc thời gian của các khoản dự phòng.
Ngoài ra, nợ tiềm tàng còn là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ và những tài sản không được ghi nhận. Nếu các khoản nợ và tài sản này chỉ được xác định cụ thể khi có hoặc không thể xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn không thể kiểm soát.
Điểm giống nhau giữa khoản dự phòng phải trả với nợ tiềm tàng là gì?
- Không có căn cứ cụ thể để xác định giá trị hoặc thời gian một cách chính xác
- Cả khoản dự phòng và nợ tiềm tàng đều là được xếp loại vào khoản Nợ phải trả
- Đều là khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp/ công ty không thể đánh giá chính xác

Điểm khác nhau giữa nợ dự phòng và nợ tiềm tàng là gì?
- Đặc trưng của các khoản nợ dự phòng phải
Khoản dự phòng là khoản nợ phải trả nhưng không thể xác định rõ giá trị và thời gian. Một khoản dự phòng được ghi nhận nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra. Khi doanh nghiệp đưa ra con số ước tính phù hợp về giá trị của nghĩa vụ nợ. Hoặc có sự giảm sút về kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ.
Do không được xác định được giá trị hoặc thời gian chính xác các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng. Các khoản dự phòng đều thuộc về nghĩa vụ nợ phải trả của doanh nghiệp. Khoản nợ này chắc chắn sẽ làm giảm sút kinh tế và cần phải được xem xét lại mỗi ngày. Nhằm kịp thời điều chỉnh và phản ánh giá trị hiện tại để lập bảng tổng kết tài sản.
- Đặc trưng của các khoản nợ tiềm tàng
Nợ tiềm tàng được xem là nghĩa vụ nợ có thể phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra. Hoặc phát sinh do sự tồn tại của nghĩa vụ nợ tiềm tàng. Nếu các khoản này được doanh nghiệp xác nhận và không thể kiểm soát khả năng có hoặc không thể xảy ra.
Cụ thể, nghĩa vụ nợ hiện tại chưa được ghi nhận nhưng đã phát sinh nếu không chắc chắn phải thanh toán nghĩa vụ nợ do giảm sút kinh tế; Giá trị của nghĩa vụ nợ không có cơ sở đánh giá đáng tin cậy.
Nợ tiềm tàng là thuật ngữ dùng để chỉ các khoản nợ không thể ghi nhận do không thoả mãn điều kiện. Thực tế thì các khoản nợ tiềm tàng phát sinh ngẫu nhiên không theo dự kiến ban đầu. Vì vậy, cần ước tính thường xuyên để đảm bảo việc giảm sút kinh tế có xảy ra hay không.
Nợ tiềm tàng là gì được hiểu là khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai. Tuy nhiên không có bất kỳ cơ sở nào để minh chứng tính chính xác của nợ tiềm tàng. Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn nợ tiềm tàng là gì. Theo dõi vinaaccounting.vn để biết thêm nhiều thông tin mới lạ và kiến thức hữu ích nhé.
Xem thêm: