Nợ Dài Hạn Là Gì? Tỷ Lệ Nợ Dài Hạn Và Các Khoản Cần Lưu Ý

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường gắn liền với nhiều yếu tố khác nhau trong đó có nợ dài hạn. Đây là một trong những tiêu chí giúp đánh giá, phân tích khả năng tài chính và hoạt động của tổ chức. Vậy nợ dài hạn là gì? Cách tính nợ như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của VINA ACCOUNTING để nhận được giải đáp chi tiết nhất nhé.

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn được coi là khoản tiền nợ cần phải trả trong thời gian tương đương 1 năm hoặc trong giai đoạn hoạt động bình thường hay nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó:

Nợ dài hạn sẽ là yếu tố chính để phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn tại thời điểm tiến hành báo cáo. Bao gồm nợ có thời hạn từ 12 tháng trở lên, nợ trên một chu kỳ sản xuất.

Thời gian hoạt động bình thường là thời gian cần để doanh nghiệp có khả năng biến hàng tồn kho thành tiền mặt.

Việc phân tích nợ dài hạn có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì đây là căn cứ giúp đánh giá tình hình kinh tế, tài chính của tổ chức. Từ đó đề ra những  chiến lược hoạt động, kinh doanh phù hợp.

Hiểu thế nào về nợ dài hạn?
Hiểu thế nào về nợ dài hạn?

Các khoản nợ dài hạn

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, các khoản nợ dài hạn chia làm nhiều thành phần khác nhau trong đó có:

Khoản nợ phải trả cho người bán dài hạn: Đây là khoản nợ dài hạn cần thanh toán trong thời gian hơn 12 tháng/ 1 chu kỳ sản xuất. Doanh nghiệp có thể tiến hành mua vật tư, thiết bị, nguyên liệu từ bên bán,…và số tiền chưa trả cho người bán chính là khoản nợ dài hạn.

Nợ mua trả tiền trước dài hạn:  Đây là khoản nợ sinh ra khi người mua tiến hành ứng trước tiền để có thể mua/sở hữu/sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Thời hạn cần hoàn tất thanh toán vẫn là hơn 12 tháng hoặc 1 chu kỳ sản xuất.

Chi phí phải trả dài hạn: Đối với những hàng hóa đã nhận từ bên đối tác nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản phí của kỳ báo trước chưa đủ hồ sơ giấy tờ sẽ được coi là chi phí trả dài hạn của doanh nghiệp.

Phí phải trả nội bộ về vốn kinh doanh: Đây là khoản nợ phản ánh khoản tiền đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh. Tuy nhiên tùy vào mô hình, quy mô cũng như số lượng và tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu mới có thể tính toán được khoản chi phí này một cách chi tiết nhất.

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn: Đây là khoản thu liên quan đến nghĩa vụ doanh nghiệp cần thực hiện nhưng chưa thực hiện. Thời gian thực hiện là trên 12 tháng/hơn 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Khoản nợ dài hạn khác: Bao gồm toàn bộ những khoản nợ có thời gian thanh toán lớn hơn 12 tháng khác. Điển hình là ký cược dài hạn, các ký quỹ dài hạn,… trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Vay và nợ thuê tài chính dài hạn: Đây là khoản nợ dài hạn phổ biến của hầu hết doanh nghiệp. Khoản nợ này phản ánh tình hình vay nợ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác với mức kỳ hạn thanh toán trên 12 tháng/1 chu kỳ kinh doanh,…

Trái phiếu chuyển đổi: Đây được coi là giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi do công ty phát hành báo cáo.

Cổ phiếu ưu đãi: Là giá trị cổ phiếu ưu đãi theo một mệnh giá mà các doanh nghiệp bắt buộc phải mua lại ở thời điểm xác định trong tương lai.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã hoãn trả và cần phải trả trong khoảng thời gian báo cáo.

Khoản dự phòng phải trả dài hạn: Các khoản dự phòng cần phải trả như chi phí hoàn nguyên môi trường được trích trước, dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng tái cơ cấu,…trong thời gian trả từ hơn 12 tháng trở lên hoặc 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Đây là khoản phản ánh tiền quỹ đầu tư vào việc phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Nợ lương hưu: Các khoản nợ lương hưu trong trường hợp lực lượng lao động chưa đủ tuổi nghỉ hưu với tư cách là người sử dụng lao động được tính vào khoản nợ dài hạn do doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp lương hưu cho nhân viên.

Những khoản trên đều được tính vào nợ dài hạn, tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản cũng chỉ xem xét các khoản nợ dài hạn của công ty. Việc xác định được rõ các khoản nợ là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp dự báo dòng tiền của mình, từ đó đưa ra chính sách sao cho phù hợp nhất trong tương lai.

Những khoản nợ dài hạn chính trong doanh nghiệp 
Những khoản nợ dài hạn chính trong doanh nghiệp

Nợ dài hạn giảm có ý nghĩa gì?

Nợ dài hạn trong doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa khác nhau, chủ yếu liên quan đến hoạt động tài chính, kinh doanh của tổ chức. Hai ý nghĩa quan trọng nhất của các khoản nợ này là:

Đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn: Các khoản đầu tư dài hạn như xây dựng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, cơ sở hạ tầng,…Việc nợ dài hạn sẽ áp dụng giải ngân nhiều theo tiến độ của dự án, giúp doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch dài hạn.

Phản ánh tình hình tài chính: Phân tích các khoản nợ dài hạn là yếu tố giúp đánh giá khả năng tài chính, báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thông qua đó đề ra kế hoạch phát triển lâu dài cho công ty.

Ý nghĩa của các khoản nợ dài hạn 
Ý nghĩa của các khoản nợ dài hạn

Cách tính nợ dài hạn dựa theo tổng nguồn vốn

Phương pháp tính nợ dài hạn giúp doanh nghiệp đánh giá tiềm năng và cơ hội phát triển, cho thấy khả năng thanh toán khoản nợ của mình. Do đó việc tính chính xác đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là công thức được áp dụng phổ biến nhất bạn có thể tham khảo và áp dụng:

Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng nguồn tài sản = Nợ dài hạn/Tổng tài sản (bao gồm tài sản cố định, tài sản hiện tại và tài sản khác).

Phương pháp tính các khoản nợ dài hạn 
Phương pháp tính các khoản nợ dài hạn

So sánh nợ dài hạn và nợ ngắn hạn

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp thường gắn liền với hai yếu tố là nợ dài hạn và nợ ngắn hạn. Trong bảng cân đối kế toán nợ ngắn hạn sẽ được đứng trước nợ ngắn hạn.

Về thời hạn nợ

Nợ ngắn hạn: Thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nợ dài hạn: Thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc hơn 1 chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Mức độ thanh khoản

Nợ ngắn hạn: Mức độ thanh khoản cao, thanh khoản trong một thời gian ngắn.

Nợ dài hạn: Mức độ thanh khoản thấp hơn.

Mối quan hệ với tài sản

Nợ ngắn hạn: Tài sản lưu động của doanh nghiệp vay cần phải đủ để có thể bù đắp tổng nợ ngắn hạn.

Nợ dài hạn: Tổng giá trị tài sản dài hạn đủ để bù đắp khoản nợ dài hạn.

Ý nghĩa của các khoản nợ 

Nợ ngắn hạn: Thể hiện khả năng về tình hình tài chính thời điểm hiện tại của một doanh nghiệp.

Nợ dài hạn: Thể hiện sự phát triển thịnh vượng về lâu dài của doanh nghiệp.

So sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 
So sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi nợ dài hạn là gì? Những điều cần biết về so sánh với nợ ngắn hạn, cách tính,…Mong rằng bài viết mang đến các kiến thức hữu ích để bạn có thể áp dụng trong thực tế. Hãy theo dõi VINA ACCOUNTING để cập nhật thêm nhiều thông tin chính xác và bổ ích nhất nhé. 

Xem thêm: