Công việc chi tiết của nhân viên pháp chế doanh nghiệp

Nhân viên pháp chế doanh nghiệp là một trong những công việc được đánh giá cao, hấp dẫn và thu hút nhiều thế hệ trẻ, người lao động bởi mức độ thu nhập khá tốt . Bài viết hôm nay Vina Accounting sẽ giới thiệu cho các bạn chi tiết về nhân viên pháp chế qua mô tả công việc, yêu cầu và tính chất của vị trí này.

nhan vien phap che doanh nghiep

Nhân viên pháp chế doanh nghiệp

I. Định nghĩa nhân viên pháp chế?

nhan vien phap che doanh nghiep

Định nghĩa nhân viên pháp chế

Xem thêm: Quy trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp chi tiết nhất

Nhân viên pháp chế hay còn gọi là chuyên viên pháp lý, có thể hiểu là những người được đào tạo kỹ càng về chuyên môn pháp lý ở một số khu vực pháp lý nhất định nào đó. Họ sẽ là những người nắm giữ các công việc hành chính hoặc điều hành pháp lý trong bộ phận pháp chế của một tổ chức, văn phòng luật.

Nhân viên pháp chế là người đại diện về mặt pháp luật của công ty, có nhiệm vụ xử lý, hoàn thiện các giấy tờ và thủ tục có liên quan đến vấn đề pháp lý. Nhằm đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ, thuận lợi và ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những trường hợp phi pháp lý khi hợp tác, hoạt động kinh doanh. 

II. Mô tả công việc nhân viên pháp chế cách đầy đủ và chi tiết

Về tổng quát nhân viên pháp chế là những gì có trong định nghĩa, còn mô tả chi tiết công việc, vị trí này sẽ đảm nhận các công việc cụ thể như sau: 

1. Đảm nhận và giải quyết về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý công ty

Nhân viên pháp chế có vai trò là những người phụ trách, chịu trách nhiệm và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến pháp lý của công ty. Nắm giữ các công việc về  tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời và chính xác cho bộ phận Giám đốc về những các vấn đề pháp lý như: quản trị tài chính doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, và nhiều vấn đề khác nữa. 

Bên cạnh đó, nhân viên pháp chế cũng là người có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý và mức độ hợp pháp của tất cả các giao dịch kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng là những người chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hay thay đổi đăng ký kinh doanh,…  

2. Lên kế hoạch, giám sát và quản lý hệ thống chính sách của công ty

nhan vien phap che doanh nghiep

Nhiệm vụ của nhân viên pháp chế 

Nhân viên pháp chế có nhiệm vụ triển khai và thực hiện chính sách của đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp qua việc phối hợp với người quản lý công ty để xây dựng các chính sách nội bộ, nhằm tạo ra những chiến lược phòng vệ có hiệu lực và giá trị. Họ tiến hành kiểm tra hệ thống các chính sách này thường xuyên để đảm bảo rằng chúng được thực hiện cách phù hợp và đúng với mọi quy định của pháp luật hiện hành. 

Ngoài công việc trên, nhân viên pháp chế sẽ tiến hành đánh giá, nghiên cứu những yếu tố gây nên rủi ro, ảnh hưởng đến nhiều quyết định và hiệu quả kinh doanh của công ty. Họ có thể áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro để đề xuất những kiến nghị của các vấn đề xảy ra và đưa ra những phương án phòng ngừa, khắc phục mang lại hiệu quả tốt. 

Cuối cùng là trách nhiệm hỗ trợ thiết lập hệ thống ISO cho các bộ phận trong công ty, tham gia đánh giá các hệ thống quản lý nội bộ đang hoạt động theo đúng với tiêu chuẩn ISO.  

3. Quản lý và theo dõi những vấn đề về pháp lý của đối tượng bên ngoài 

Vị trí này bao gồm những người chịu trách nhiệm liên hệ và thực hiện các giao dịch với nhiều đối tượng bên ngoài công ty, nhằm đảm bảo giải quyết tốt các công việc và yêu cầu từ Ban giám đốc. Đồng thời, họ cũng chính là những người tham gia vào các hoạt động tố tụng được phân công nhằm đảm bảo quyền lợi phù hợp với pháp luật hiện hành. 

4. Soạn thảo các hợp đồng và tài liệu liên quan đến mặt pháp lý

nhan vien phap che doanh nghiep

Công việc soạn thảo giấy tờ, hồ sơ về mặt pháp lý

Xem thêm: Hạch toán chi phí thẩm định giá tài sản theo thông tư 200 năm 2014

Việc soạn thảo các hợp đồng cũng như tài liệu, giấy tờ về mặt pháp lý cũng do nhân viên pháp chế phụ trách, để đảm bảo được quyền lợi công ty cũng như đáp ứng được pháp luật. Bên cạnh đó, họ còn phải chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của tất cả các văn bản, hợp đồng và giấy tờ quan trọng trong những giao dịch với đối tác mà công ty thực hiện. Nếu sai sót thì phải bổ sung, sửa đổi chỉnh sửa và hoàn thiện một cách chính xác theo đúng yêu cầu pháp luật. 

5. Nghiên cứu các quy định và yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh

Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo và chắc chắn hơn. Nhân viên pháp chế là những người phải nghiên cứu để nắm rõ và phân tích cho mọi người cần phải tuân thủ các quy định đó như thế nào. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm trong việc quản lý các hồ sơ và văn bản pháp lý, giải quyết các vấn đề phát sinh của đơn vị. 

6. Cập nhật và theo dõi các quy định, bổ sung mới về của pháp luật

Pháp luật nước ta luôn trong trạng thái ngày càng đổi mới cho phù hợp và tốt hơn, vì vậy việc cập nhật tình hình và nghiên cứu các thông tư, nghị định, các bộ luật, quyết định,…là việc làm quan trọng của nhân viên pháp chế để đảm bảo rằng các công việc còn lại đều tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật có hiệu lực đang hiện hành.

III. Học ngành gì để có thể làm việc ở vị trí nhân viên pháp chế?

Tốt nghiệp một chuyên ngành về Luật sẽ là lợi thế cho bạn khi muốn trở thành nhân viên pháp chế. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị và rèn luyện cho mình những kiến thức, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, xử lý tình huống linh hoạt và tự tin, kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả. 

IV. Môi trường làm việc của nhân viên pháp chế

nhan vien phap che doanh nghiep

Nhân viên pháp chế và môi trường làm việc

Đa số các nhân viên pháp chế đều làm việc trong văn phòng theo giờ hành chính, và cũng có thể làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc được hoàn thành. Họ phải là những người có kỹ năng tổ chức và kiến thức sâu rộng về các thủ tục cũng như pháp luật. 

Công việc cơ bản thường ngày của vị trí này thường là đặt lịch hẹn, trao đổi qua điện thoại và giải quyết các email, soạn thảo văn bản, hợp đồng, các giấy tờ, cung cấp thông tin cho các vụ kiện,…

Ngoài những công việc về mặt pháp luật hay giấy tờ thì nhân viên pháp chế còn có vai trò quan trọng trong những dự án đầu tư cao liên quan đến bất động sản, tài chính hay cổ phiếu,…

Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một nhân viên pháp chế tài giỏi, hãy trau dồi cho mình những kỹ năng phù hợp với tính chất và mô tả chi tiết nêu trên, luôn học hỏi không ngừng và trau dồi kiến thức sâu rộng về pháp luật. 

Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ trực tiếp các vấn đề khác liên quan đến pháp lý, có thể liên hệ với Vina Accounting qua websites vinaaccounting.vn hoặc Hotline 0901227388 để được giải đáp tận tình.