Nghiệp vụ kinh tế là gì? luôn là vấn đề được rất nhiều kế toán viên doanh nghiệp quan tâm. Mỗi nhân viên kế toán đều cần phải xác định, theo dõi nghiệp vụ trong toàn bộ quá trình sản xuất để ghi lại vào sổ. Vậy nghiệp vụ kinh tế là gì? Cùng VINA ACCOUNTING đi tìm hiểu lời giải đáp chính xác nhất ngay sau đây.
Nghiệp vụ kinh tế là gì?
Nghiệp vụ kinh tế theo Khoản 15 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì nghiệp vụ kinh tế, tài chính được hiểu là các hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng hoặc giảm số lượng tài sản, nguồn hình thành tài sản của các đơn vị kế toán.

Những nghiệp vụ kế toán được phát sinh trong quá trình sản xuất
Dưới đây là một vài các nghiệp vụ kinh tế cơ bản được phát sinh trong quá trình sản xuất.Trên thực tế thì đây đều là các nghiệp vụ kinh tế có liên quan tới việc sử dụng đối tượng lao động. Bao gồm như:
Nghiệp vụ liên quan tới xuất nguyên liệu
Trong quá trình sản xuất thì việc xuất nguyên vật liệu cũng là một nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường gặp. Theo đó cơ bản các nghiệp vụ được ghi nhận là như sau:
- Khi xuất nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của phân xưởng.
- Khi xuất nguyên vật liệu phục vụ cho các công tác quản lý.
- Khi xuất nguyên vật liệu xuất dùng không được phân bổ.
Nghiệp vụ phát sinh liên quan tới chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được ghi nhận trong quá trình mà các công ty, doanh nghiệp tính lương trả cho nhân viên. Theo đó thì các nghiệp vụ nợ phát sinh là Nợ TK 622, nợ TK 627. Bên cạnh đó là các khoản trích theo lương cũng được xác định là nghiệp vụ kinh tế cơ bản. Bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm y tế.
- Kinh phí công đoàn.
- Bảo hiểm thất nghiệp.

Một số loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản khác
Ngoài ra còn có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh cơ bản khác có thể nói tới như:
- Xuất công cụ, dụng cụ để phục vụ quá trình sản xuất.
- Máy móc, các loại tài sản cố định có tính hao mòn.
- Thu hồi phế liệu và tiến hành nhập kho sau quá trình sản xuất.
- Các sản phẩm sản xuất hoàn tất,…
Các bước ghi sổ kế toán của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Việc ghi sổ kế toán cũng là công việc quan trọng của mỗi kế toán viên doanh nghiệp. Bản chất của công việc này là thực hiện ghi chép hay hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ. Cùng tham khảo thêm các nội dung sau đây.

Xác định các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bước đầu tiên trong quá trình ghi sổ kế toán là xác định các nghiệp vụ kinh tế. Có nghĩa là bạn cần phải làm rõ trong quá trình sản xuất đã xảy ra những loại nghiệp vụ kinh tế nào. Đây là điều vô cùng quan trọng và cần thiết mà kế toán viên cần nắm được và chú ý thực hiện đầy đủ.
Xác định chứng từ khẳng định nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần phải có những chứng từ để chứng minh. Mặc dù vậy nhưng kế toán viên cũng cần xác định sự hợp pháp của chứng từ đưa ra. Bởi trong những chứng từ đảm bảo hợp lệ thì mới có thể căn cứ theo để ghi sổ kế toán. Cụ thể chứng từ chứng minh doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế cần đảm bảo 3 tiêu chí sau:
- Chứng từ đưa ra đảm bảo hợp pháp.
- Chứng từ đưa ra cần đảm bảo sự hợp lệ.
- Chứng từ đưa ra cần phải hợp lý.
Ghi sổ kế toán các loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các bước thực hiện ghi sổ kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ kết thúc với công đoạn ghi sổ kế toán. Theo đó thì kế toán viên chỉ cần căn cứ vào chứng từ rồi sau đó ghi chép cẩn thận vào số kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh chuẩn xác. Mọi số liệu, thông tin ghi sổ kế toán đều bắt buộc có sự chính xác và phù hợp với chứng từ.
Đặc biệt hiện nay kế toán viên có thể thực hiện việc ghi số kế toán với các hình thức khác nhau như:
- Ghi sổ nhật ký chung
- Ghi sổ nhật ký – sổ cái.
- Ghi sổ chi tiết.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp có liên quan tới nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:
Chứng từ liên quan tới hạch toán tiền mặt là gì?
- Phiếu chi và phiếu thu.
- Các loại giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán các khoản tạm ứng.
- Chứng từ ghi sổ.
- Các hợp đồng và hóa đơn giá trị gia tăng,..
Hướng dẫn các bước định khoản kế toán cơ bản là gì?
- Bước 1: Xác định rõ đối tượng kế toán: Cần phải xác định nghiệp vụ kinh tế, tài chính được phát sinh đó là ảnh hưởng tới những đối tượng kế toán nào.
- Bước 2: Xác định tài khoản kế toán có liên quan:
- Xác định chế độ kế toán của đơn vị đang áp dụng.
- Tài khoản sử dụng cho các đối tượng kế toán là tài khoản nào.
- Bước 3: Xác định hướng tăng và giảm của các loại tài khoản.
- Xác định loại tài khoản
- Xu hướng biến động tăng hay giảm của từng tài khoản
- Bước 4 Định khoản
- Xác định tài khoản ghi Nợ và tài khoản ghi Có.
- Ghi lại số tiền tương ứng.
Sử dụng các tài khoản để định khoản như thế nào?
Kết cấu chung của tài khoản kế toán bao gồm:
- Bên trái: Bên Nợ.
- Bên phải: Bên Có.
- Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ có ý nghĩa quy ước.
Việc ghi Nợ là ghi lại số tiền thực hiện ở Bên Nợ.
Việc ghi Có là ghi lại số tiền thực hiện ở Bên Có.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn về vấn đề nghiệp vụ kinh tế là gì. Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được chính xác khái niệm cũng các nghiệp vụ kinh tế được phát sinh trong quá trình sản xuất.
Xem thêm: