Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn là 2 loại hình công ty phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Vậy cả 2 có những ưu nhược điểm gì và nên thành lập công ty cổ phần hay TNHH? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
I. Nên lựa chọn mô hình công ty cổ phần hay công ty TNHH?
1. Công ty cổ phần
- Vốn điều lệ của công ty sẽ phân chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần
- Các cổ đông trong công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp đó
- Cổ đông được phép tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
- Cổ đông trong công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông ít nhất là 3 và không hạn chế số lượng tối đa
- Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Công ty CP có quyền phát hành chứng khoán ra thị trường theo quy định của pháp luật về chứng khoán
- Công ty CP sẽ phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đặc biệt, đối với công ty CP có trên mười một cổ đông phải có thêm Ban kiểm soát
2. Đặc điểm của công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên
Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp mà trong đó các thành viên sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã đóng vào doanh nghiệp đó.
Thành viên của công ty có thể là các tổ chức hoặc cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu của công ty là hai và tối đa không vượt quá năm mươi. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy vậy, công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên sẽ phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc. Đối với công ty TNHH có trên mười một thành viên phải có thêm Ban kiểm soát.
II. Đâu là những ưu nhược điểm của công ty cổ phần?
1. Ưu điểm của công ty CP
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên sẽ có tính ổn định cao. Cho dù có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường mà không bị ảnh hưởng quá nhiều
- Đối với công ty CP thì các cổ đông cũng chỉ cần chịu trách nhiệm về tài sản cũng như các khoản nợ tương đương với số vốn góp và cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông tương đối thấp
- Công ty CP được phép phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty
- Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể diễn ra một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động được hơn 3 năm
- Vốn điều lệ của công ty CP có thể thay đổi dưới hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu nhằm huy động vốn đầu tư vào công ty
- Số lượng cổ đông của công ty CP là không có giới hạn, vì thế doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau
2. Nhược điểm của công ty CP
- Công ty CP phải có ít nhất 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty
- Số lượng cổ đông trong công ty không giới hạn nên khi công ty có quá nhiều cổ đông thì việc quản lý, điều hành công ty gặp nhiều khó khăn
- Một số ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh không được phép thành lập công ty cổ phần
- Do tính chất công khai nên bất kỳ đối tượng nào cũng có thể trở thành cổ đông, do vậy vấn đề bảo mật sẽ không tốt
III. Công ty TNHH có ưu điểm và nhược điểm nào?
1. Công ty TNHH 1 thành viên
1.1. Ưu điểm
Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một chủ sở hữu nên chủ công ty được toàn quyền quyết định các vấn đề hay hoạt động kinh doanh trong công ty.
Công ty TNHH 1 thành viên chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp vào công ty do công ty có tư cách pháp nhân. Điều này sẽ giúp tránh được rủi ro liên quan đến tài sản.
1.2. Nhược điểm
Công ty TNHH 1 thành viên chỉ có 1 thành viên là chủ sở hữu công ty nên sẽ bị hạn chế về vốn của công ty. Bên cạnh đó, loại hình này không được phép phát hành cổ phiếu và bị hạn chế khi huy động vốn đầu tư.
Nếu công ty TNHH 1 thành viên muốn tiến hành huy động vốn thì cần làm các thủ tục chuyển đổi loại hình công ty để tiếp nhận vốn góp từ tổ chức hoặc các cá nhân liên quan.
2. Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên
2.1. Ưu điểm
- Các thành viên trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn góp. Điều này giúp hạn chế rủi ro đáng kể cho chủ đầu tư
- Chỉ cần có ít nhất 2 thành viên tiến hành góp vốn là đã có thể thành lập công ty TNHH 2 thành viên
- Số lượng các thành viên không nhiều nên dễ dàng để quản lý cũng như điều hành công ty
- Nếu muốn chuyển nhượng vốn góp của các thành viên thì phải có sự đồng ý của các thành viên khác và phải ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên trong công ty đó. Điều này sẽ giúp hạn chế người lạ sở hữu vốn của công ty, giúp cho công ty dễ dàng kiểm soát vốn góp và người góp vốn
- Công ty TNHH không bị giới hạn về ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh
2.2. Nhược điểm
- Số lượng thành viên bị hạn chế ở loại hình doanh nghiệp này (50 người)
- Công ty TNHH 2 thành viên cũng không được phép phát hành cổ phiếu để kêu gọi vốn đầu tư
IV. Trình tự và thủ tục thành lập công ty cổ phần như thế nào?
1. Thủ tục thành lập công ty CP
Theo điều 23 luật doanh nghiệp 2014, để thành lập Công ty cổ phần bạn cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty
– Danh sách các cổ đông sáng lập và các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ sau:
- CMND, CCCD, Hộ chiếu hoặc giấy từ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (cá nhân)
- Quyết định thành lập công ty, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại tài liệu tương đương khác của tổ chức và các văn bản ủy quyền
- CMND, CCCD, hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập công ty và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức)
- Trong trường hợp cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các loại tài liệu tương tự phải được hợp pháp hóa lãnh sự
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài phải tuân theo quy định của Luật đầu tư
2. Trình tự tiến hành
– Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
- Người thành lập công ty hoặc người đại diện theo ủy quyền sẽ đi nộp hồ sơ theo quy định tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở. Sau đó tiến hành nộp phí, lệ phí (nếu có) và nhận giấy biên nhận/hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ
- Phòng Đăng ký kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ và trả Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ
– Bước 2: Giải quyết hồ sơ
- Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và xử lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết
- Hoàn tất quá trình giải quyết hồ sơ sau đó trả kết quả giải quyết hồ sơ
– Bước 3: Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Như vậy, Vina Accounting đã cung cấp toàn bộ thông tin về mô hình công ty cổ phần cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm bắt được những ưu nhược điểm của 2 loại hình công ty này và lựa chọn được mô hình phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.