Mục Đích Của Báo Cáo Tài Chính Là Gì? Quy Định Mới Nhất

Mục đích của báo cáo tài chính là thống kê và cung cấp các thông tin về tình hình tài chính và kinh doanh. Khái niệm về báo cáo tài chính được quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13. Vậy mục đích của việc lập báo cáo tài chính là gì? Cùng Vina Accounting tìm hiểu các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính nhé.

Mục đích của báo cáo tài chính

Căn cứ pháp lý vào Luật Kế toán số 88/2015/QH13 và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trong đó có nêu rõ khái niệm báo cáo tài chính là gì. Cũng như mục đích của báo cáo tài chính (BCTC) đối với mỗi doanh nghiệp.

Cụ thể thì khái niệm BCTC được đề cập tại Khoản 1 Điều 3 của Luật Kế toán 88/2015/QH13. Theo đó, báo cáo tài chính được định nghĩa là các thông tin về kinh tế, tài chính của 1 đơn vị kế toán. Báo cáo sẽ được trình bày theo mẫu biểu được quy định Chế độ kế toán cùng Chuẩn mực kế toán.

Có thể hiểu rằng, BCTC là một văn bản có chưa thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính. Cùng với sự biến động luồng tiền của doanh nghiệp. Theo pháp luật quy định thì tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành/ thành phần kinh tế đều phải lập BCTC và trình bày theo quy định.

Tại sao phải lập BCTC?
Tại sao phải lập BCTC?

Mục đích của Báo cáo tài chính là để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và sự biến động của các luồng tiền. Qua đó, tạo cơ sở để đánh giá và quản lý doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước hiệu quả. Đồng thời giúp quản lý hay các cán bộ cấp cao đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp.

Một BCTC tiêu chuẩn phải cung cấp đủ thông tin về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Cùng với số liệu về các luồng tiền, lãi/ lỗ và phân chia kết quả kinh doanh. Cũng như doanh thu, thu nhập, sản xuất kinh doanh và chi phí khác. Có thể thấy, mục đích của việc lập báo cáo tài chính sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn.

Đối tượng cần áp dụng nộp báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính thường là giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh. Vì vậy đối tượng cần lập BCTC cũng là doanh nghiệp hoặc các thành phần kinh tế. Dựa theo mục đích của Báo cáo tài chính thì các đối tượng áp dụng BCTC năm gồm có:

  • Đối tượng lập BCTC năm áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế và các thành phần liên quan. Đối với BCTC năm thì doanh nghiệp phải lập theo dạng báo cáo đầy đủ.
Đối tượng được quy định nộp BCTC năm và giữa niên độ
Đối tượng được quy định nộp BCTC năm và giữa niên độ

Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (quý/ năm) bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu (100% vốn điều lệ) hoặc nắm giữ cổ phần có quyền chi phối và các đơn vị có lợi ích công chúng
  • Các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên không bắt buộc lập BCTC giữa niên độ
  • BCTC giữa niên độ phải được lập dưới hình thức báo cáo đầy đủ hoặc tóm lược

Thời hạn nộp báo cáo tài chính là bao lâu?

Thời hạn nộp BCTC được căn cứ vào Điều 109 của Thông tư 200/2014/TT-BTC. Trong đó, có quy định thời hạn nộp đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Thời hạn nộp BCTC đối với doanh nghiệp nhà nước theo quý/ năm

Hạn nộp theo quý: Chậm nhất là 20 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý đối với đơn vị kế toán nộp theo quý. Và chậm nhất là 45 ngày đối với công ty mẹ hoặc Tổng công ty Nhà nước.

Hạn nộp theo năm: Chậm nhất là 30 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đối với đơn vị kế toán nộp theo năm. Còn đối với công ty mẹ hoặc Tổng công ty nhà nước thì thời hạn nộp chậm nhất là 90 ngày.

  • Thời hạn nộp BCTC đối với các loại doanh nghiệp khác theo quý / năm

Hạn nộp theo quý: Chậm nhất là 30 ngày đối với các doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Hạn nộp theo năm: Thời hạn chậm nhất là 90 ngày đối với các đơn vị kế toán khác nộp BCTC theo năm.

Thời hạn nộp BCTC và mức xử phạt khi nộp chậm
Thời hạn nộp BCTC và mức xử phạt khi nộp chậm

Nếu như nộp BCTC chậm hơn thời hạn quy định sẽ bị xử phạt theo luật. Hình thức xử phạt sẽ căn cứ vào Điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP. Do đó, các đối tượng BCTC theo quy định cần lưu ý thời hạn để tránh bị xử phạt. Mức xử phạt khi nộp chậm trễ BCTC so với quy định là:

  • Phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu đồng: Nộp BCTC chậm dưới 3 tháng công khai BCTC chậm dưới 3 tháng so với thời hạn.
  • Phạt tiền từ 10 triệu – 20 triệu đồng: Khi công khai BCTC không đầy đủ nội dung theo quy định. Không đính kèm báo cáo kiểm toán theo quy định khi nộp BCTC. Nộp chậm hơn 3 tháng so với thời hạn nộp BCTC theo quy định.
  • Phạt tiền từ 20 triệu – 30 triệu đồng: Nếu các thông tin, số liệu công khai trên BCTC sai sự thật hoặc số liệu không khớp, không đồng nhất trong một kỳ kế toán.
  • Phạt tiền 40 triệu – 50 triệu đồng: Đối với trường hợp không nộp và không công khai BCTC theo đúng quy định.

Giấy tờ cần thiết trong báo cáo tài chính

Căn cứ theo mục đích của báo cáo tài chính mà sẽ có các loại giấy tờ liên quan. Theo quy định của Bộ tài chính thì các loại giấy tờ cần thiết trong BCTC gồm:

  • Bộ tờ khai quyết toán thuế – Bao gồm tờ khai quyết toán thuế TNCN và thuế TNDN
  • Bộ báo cáo tài chính – Bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối tài khoản/ kế toán
  • Phụ lục đi kèm – Thuyết minh BCTC (chính sách kế toán, phương pháp tính giá, hình thức kế toán, hạch toán tồn kho,…)
Giấy tờ cần thiết trong BCTC theo quy định ra sao?
Giấy tờ cần thiết trong BCTC theo quy định ra sao?

Nguyên tắc lập báo cáo tài chính tổng hợp

Báo cáo tài chính tổng hợp là một dạng BCTC theo hình thức tổng hợp. Trong đó, trình bày một cách tổng quát và toàn diện ở thời điểm kết thúc năm tài chính. Bao gồm tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động kinh doanh.

Mục đích của báo cáo tài chính tổng hợp là cơ sở để quản lý doanh nghiệp và đánh giá được tình hình tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin kinh tế, tài chính để đánh giá thực trạng về tình hình tài chính và kinh doanh. Ngoài ra, mục đích của báo cáo tài chính tổng hợp còn là dự đoán các khả năng có thể phát sinh trong tương lai.

Các nguyên tắc lập BCTC tổng hợp theo quy định
Các nguyên tắc lập BCTC tổng hợp theo quy định

Theo nguyên tắc lập báo cáo tài chính tổng hợp hệ thống các báo cáo phải được trình bày theo mẫu đã quy định. Trong đó, bảng cân đối kế toán tổng hợp theo mẫu B 01-DN. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp theo mẫu B 02-DN. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp theo mẫu B 03-DN. Bản thuyết minh BCTC tổng hợp theo mẫu B 09-DN.

Ngoài ra, nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập/ nộp và công khai BCTC tổng hợp phải được thực hiện theo quy định. Cụ thể là tại Thông tư “Hướng dẫn chuẩn mực kế toán số 21” và “Chuẩn mực kế toán số 25”. Đối với công ty mẹ và tập đoàn phải lập đồng thời BCTC tổng hợp và BCTC hợp nhất.

Tóm lại, mục đích của báo cáo tài chính là để cung cấp các thông tin, số liệu về tình hình kinh doanh và tài chính. Qua đó, giúp doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời là cơ sở để xem xét để thực hiện dự án tiềm năng hay các khoản đầu tư mới. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ mục đích của báo cáo tài chính là gì. Theo dõi Vinaaccounting.vn để biết thêm các nghiệp vụ của ngành kế toán nhé.

Xem thêm: