Đầu tư vào trái phiếu hiện đang là lĩnh vực thu hút khá nhiều người. Trong đó việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp chính là đề tài được các bạn trẻ cũng như những nhà đầu tư chuyên nghiệp quan tâm. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu là một sản phẩm thuộc lĩnh vực tài chính được phát hành bởi một tổ chức (có thể là chính phủ hoặc doanh nghiệp) nhằm huy động vốn nợ từ các nhà đầu tư. Tổ chức phát hành trái phiếu nghĩa vụ thực hiện các cam kết nợ, trong đó có cam kết thanh toán lãi suất định kỳ và cả việc hoàn lại số tiền đầu tư ban đầu khi đến kỳ đáo hạn.
Qua khái niệm trái phiếu đã nêu trên, ta có thể hiểu rằng trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tài chính do doanh nghiệp phát hành dưới dạng bút toán ghi nợ hoặc chứng chỉ. Doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu sẽ có nghĩa vụ thanh toán cả phần lãi và gốc cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến kỳ hạn.
Trái phiếu doanh nghiệp được phân thành 2 loại, gồm có:
– Trái phiếu niêm yết: Là sản phẩm trái phiếu đã được đăng ký hợp lệ và lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Trái phiếu niêm yết có thể giao dịch rộng rãi trên các sàn đầu tư lớn như Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Hồ Chí Minh (HSX). Toàn bộ quá trình giao dịch đều phải được thực hiện theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán.
– Trái phiếu OTC: Là sản phẩm trái phiếu có tính chất phi tập trung, được giao dịch chủ yếu trên thị trường OTC (thị trường chứng khoán phi tập trung). Khi thực hiện giao dịch loại trái phiếu này sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý mà chủ yếu dựa vào các thỏa thuận mua bán riêng của những nhà đầu tư.
II. Mua bán trái phiếu doanh nghiệp có lợi ích gì?
Trái phiếu doanh nghiệp được phân thành 2 loại
Xem thêm: Giải đáp những câu hỏi về mua bán nợ giữa các doanh nghiệp
Khi bạn bắt đầu dùng tiền để đầu tư vào hình thức trái phiếu doanh nghiệp, bạn sẽ nhận về những lợi ích thực tế sau:
- Số tiền lãi hàng tháng bạn nhận được khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ cao hơn số lãi từ khoản tiền tiết kiệm của bạn.
- Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có mức độ rủi ro thấp hơn so với hình thức sở hữu cổ phiếu, bởi vì khi bạn là chủ trái phiếu thù bạn sẽ được ưu tiên thanh toán nợ trước cổ đông khi doanh nghiệp có quyết định giải thể hoặc bị phá sản.
- Bạn có thể dễ dàng trao đổi mức lãi suất thực nhận trong thời gian mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng lãi suất định kỳ để thực hiện việc tái đầu tư, từ đó có được hiệu ứng “lời sinh lời”.
III. Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn mua bán trái phiếu doanh nghiệp
Bạn cần dựa vào những tiêu chí để chọn trái phiếu doanh nghiệp
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân
Khi bạn quyết định thực hiện mua bán trái phiếu doanh nghiệp, bạn cần lưu ý đến những điểm sau:
– Hãy lựa chọn thời điểm thích hợp để mua trái phiếu: Bạn có thể dựa vào chu kỳ chứng khoán để nắm được thời điểm phù hợp. Khi chu kỳ chứng khoán bùng nổ thì sản phẩm cổ phiếu sẽ được ưu tiên để đầu tư hơn. Ngược lại, khi chu kỳ suy thoái thì đó là thời điểm bạn có thể đầu tư vào trái phiếu, vì bản chất của trái phiếu có mức độ rủi ro thấp, sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho những bạn không thích mạo hiểm.
– Nên biết cách đánh giá rủi ro từ phía doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Bạn cần tìm hiểu các yếu tố vi mô, vĩ mô như khả năng tài chính của doanh nghiệp, uy tín của ban quản trị và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
– Cần hiểu rõ việc cân bằng giữa rủi ro và lãi suất: Bạn khoan hãy tin vào những trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao trên thị trường, vì đó có thể là sự sắp đặt của các doanh nghiệp đang có trục trặc tung ra để thu hút vốn vay, điều này sẽ không mang đến lợi ích cho bạn.
– Cân nhắc kỹ thời hạn của trái phiếu: Bạn cần phải biết rõ mục tiêu của mình khi quyết định mua bán trái phiếu để có thể chọn được trái phiếu có thời hạn phù hợp.
Tóm lại, để việc mua bán trái phiếu diễn ra thật hiệu quả, bạn cần lưu ý hai điểm chính là: Sự uy tín của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và điều khoản liên quan như lãi suất, cơ quan phát hành, tài sản đảm bảo và cơ quan quản lý tài sản đảm bảo. Với những yếu tố bên ngoài thị trường, bạn cần xác định được xu hướng thị trường ở từng thời điểm để phát huy tối đa lợi ích của trái phiếu.
IV. Việc mua bán trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro không?
Hình thức mua bán trái phiếu doanh nghiệp là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận không quá cao. Theo đó, hình thức đầu tư này được đánh giá là khá an toàn, ít rủi ro và được nhiều nhà đầu tư nghiệp dư lựa chọn.
Rủi ro mà bạn có thể gặp phải khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp thường đến từ việc các doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, dẫn đến việc không còn khả năng chi trả các khoản vay của mình.
Bên cạnh đó nếu gặp các trường hợp như bạn không thể sử dụng khoản tiền lãi để tái đầu tư, lãi suất giảm bất ngờ, không thể thanh khoản, lạm phát khiến tiền mất giá… cũng là những rủi ro thường thấy ở hình thức mua bán trái phiếu doanh nghiệp.
Mua bán trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư không quá khó khăn cũng như có mức độ rủi ro thấp, là kênh đầu tư thích hợp cho người mới bắt đầu. Vina Accounting hy vọng rằng với những thông tin cơ bản về hình thức mua trái phiếu đã chia sẻ trên sẽ giúp bạn đầu tư trái phiếu dễ dàng hơn. Để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, bạn vui lòng liên hệ qua số Hotline 0901 22 73 88.