Mua bán nợ giữa các doanh nghiệp vẫn còn là khái niệm mới đối với nhiều người. Do đó không ít bạn không biết điều kiện để kinh doanh trong loại hình công việc này, mức vốn tối thiểu,… Nếu bạn đang quan tâm vấn đề này thì hãy để Vina Accounting giải đáp giúp bạn.
I. Khái niệm mua bán nợ
Nợ là người nợ có nghĩa vụ trả tài sản cho chủ nợ. Điều này đã được thể hiện trong hợp đồng trước đó hay phát sinh nghĩa vụ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Mua bán nợ là việc phía chủ nợ ủy quyền một phần hay toàn bộ trách nhiệm đòi nợ cho các bên liên quan đến khoản nợ đó. Với trường hợp này, bên mua nợ cần trả tiền cho bên bán nợ.
Dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện một hay nhiều hoạt động mua hay bán nợ, môi giới mua bán nợ, dịch vụ sàn giao dịch nợ, tư vấn mua bán nợ nhằm sinh lợi.
Hoạt động mua bán nợ không phải kinh doanh, không liên tục, không tạo lợi nhuận cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào. Hoạt động mua bán nợ bao gồm:
- Hoạt động bán nợ đối với các khoản nợ từ chính chủ (không bao gồm các khoản đã mua từ chủ nợ khác)
- Hoạt động mua nợ không nhằm mục đích bán lại cho tổ chức, cá nhân (bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm, hoạt động mua nợ để chuyển nợ thành vốn cổ phần, vốn góp)
- Các hoạt động mua bán nợ không liên tục, không sinh lời khác .
Người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là người chịu trách nhiệm quản lý công ty, doanh nghiệp tư nhân (bao gồm cả Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị,… và những người quản lý có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết các hợp đồng giao dịch theo quy định tại Điều lệ công ty.
Đồng thời người quản lý này cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp (theo quy định của Luật doanh nghiệp).
- Đạt trình độ học vấn tối thiểu đại học thuộc khối ngành: Quản trị kinh doanh, luật kinh tế hay các lĩnh vực chuyên môn thuộc công việc mà họ đảm nhận.
- Là người quản lý hay có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, pháp luật, tài chính, ngân hàng, định giá tài sản, mua bán nợ.
- Với đối tượng từng làm tại công ty kinh doanh dịch vụ mua bán nợ nhưng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Trong 3 năm trước liền kề, không phải là người đảm nhận vị trí quản lý trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
II. Điều kiện của loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
Để kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, công ty cần đạt nhiều điều kiện
Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân và thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định của Luật doanh nghiệp:
“+ Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
+ Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.”
Ngoài những điều kiện trên, công ty theo loại hình mua bán nợ cần thỏa mãn những quy định khác theo quy định tại Điều 7 Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 như sau:
“Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
- Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
- a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
- b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
- c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
- Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
Như vậy, để kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên trước khi hoạt động kinh doanh.”
III. Điều kiện về vốn để tổ chức kinh doanh dịch vụ được phép đòi nợ
Vốn điều lệ của loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ cần đạt 2.000.000.000 VNĐ
Xem thêm: Quy trình, thủ tục mua bán doanh nghiệp phá sản
Theo điều 13 nghị định 104/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007 về loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ yêu cầu mức vốn pháp định cần có tối thiểu là 2.000.000.000 VNĐ.
Trong suốt quá trình hoạt động, loại tổ chức này cần duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn số tiền vốn theo quy định.
IV. Những điều khoản về mua bán nợ giữa các doanh nghiệp
Hoạt động mua bán nợ giữa các doanh nghiệp
Dựa vào Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN về nguyên tắc thực hiện mua và bán nợ:
“- Hoạt động mua, bán nợ không trái với nội dung quy định tại hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm đã ký kết giữa bên bán nợ, khách hàng và bên bảo đảm.
– Hoạt động mua, bán nợ do các bên tự thỏa thuận, tuân thủ quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt. Trường hợp bán nợ thì không phải xin phép Ngân hàng Nhà nước.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua, bán nợ (trong đó có quy định rõ về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua, bán nợ; phương thức mua, bán nợ; quy trình mua, bán nợ; quy trình định giá khoản nợ; quy trình bán đấu giá khoản nợ trong trường hợp tự đấu giá khoản nợ và quản trị rủi ro đối với hoạt động mua, bán nợ) trước thực hiện mua, bán nợ.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua nợ phải tuân thủ các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Bên bán nợ không mua lại các khoản nợ đã bán.
– Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
– Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
– Trường hợp bán một phần khoản nợ hoặc bán một khoản nợ cho nhiều bên mua nợ, thì bên bán nợ và các bên mua nợ thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, phân chia giá trị tài sản đảm bảo (nếu có) cho phần nợ được mua, bán và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng mua, bán nợ đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
– Các khoản nợ được mua, bán nợ phải được theo dõi, hạch toán kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.”
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ cần nhiều hồ sơ
Trong đó, những loại hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng.
Dựa vào quy định của Điều 6 Thông tư 09/2015/TT-NHNN về hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho biết:
“- Nguyên tắc lập hồ sơ:
+ Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Các bản dịch từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt phải có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
+ Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ phải do người đại diện pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ký.
– Hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ bao gồm:
+ Đơn đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này. Đối với ngân hàng 100% vốn nước ngoài, cam kết mua nợ là hoạt động mà chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài sở hữu 50% vốn điều lệ của ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi chủ sở hữu, ngân hàng nước ngoài đặt trụ sở chính. Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cam kết mua nợ là hoạt động ngân hàng mẹ được phép thực hiện tại nước nguyên xứ.
+ Nghị quyết của Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của tổ chức tín dụng thông qua việc đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ; văn bản và bản dịch của ngân hàng mẹ do người đại diện hợp pháp ký đồng ý đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
Nếu bạn tuân theo những quy định trên, việc lập hồ sơ đề nghị chấp thuận hoạt động mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ không quá khó.
Hy vọng những thông tin về mua bán nợ giữa các doanh nghiệp mà Vina Accounting vừa cung cấp sẽ phần nào giúp bạn và công ty của mình hiểu được các vấn đề liên quan đến chủ đề này. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về dịch vụ công và thủ tục doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ 0901 22 73 88 để được đội ngũ hỗ trợ tận tình.