Những thông tin cần biết về mua bán doanh nghiệp M&A mới nhất

Hiện nay trên thị trường các thương vụ mua bán doanh nghiệp ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp tiến hành thực hiện hoạt động M&A bởi chúng mang lại rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hình thức và những thủ tục của việc mua bán doanh nghiệp. Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu những thông tin cần biết về mua bán doanh nghiệp M&A mới nhất

mua ban doanh nghiep m a 1

Hoạt động M&A rât phổ biến trên thị trường hiện nay

I. Các hình thức mua bán doanh nghiệp m&a phổ biến hiện nay

Hoạt động M&A (được viết tắt từ Merger and Acquisition) là việc giành được quyền kiểm soát, quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một công ty bằng cách sáp nhập hay mua một phần hoặc toàn bộ cổ phần, vốn góp, tài sản của công ty đó.

1. M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc là hình thức mua bán doanh nghiệp giữa 2 công ty có chung một dịch vụ tốt, chung chuỗi giá trị sản xuất. Hai công ty này kinh doanh một sản phẩm giống nhau nhưng có giai đoạn sản xuất khác nhau, chẳng hạn như chuỗi cửa hàng bán cà phê mua lại nhà máy cà phê. 

Việc này giúp đảm bảo cung cấp đủ và hạn chế sự gián đoạn trong nguồn cung cấp các mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, hình thức này cũng tránh cung cấp cho các đối thủ cạnh tranh để tạo điều kiện để công ty gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí trung gian.

2. M&A theo chiều ngang

Các công ty có cùng dòng sản phẩm, dịch vụ thường có hoạt động hợp nhất, mua bán công ty theo chiều ngang. Các công ty này thường là đối thủ trực tiếp của nhau, cung cấp cùng sản phẩm giống nhau, có chung đối tượng người tiêu dùng. 

Hình thức mua bán doanh nghiệp này hướng tới mục đích giảm bớt các đối thủ cạnh tranh trên thị trường từ đó giúp tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần. Ví dụ: Chuỗi siêu thị Vinmart vì muốn gia tăng thị phần và củng cố vị trí của mình trên thị trường chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng nên đã mua lại hệ thống siêu thị Fivimart và Shop&Go.

3. M&A kết hợp

Hình thức sáp nhập này diễn ra giữa các công ty có cùng tệp khách hàng mục tiêu trong một ngành hàng cụ thể nhưng lại cung cấp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Thường là các sản phẩm và dịch vụ này có thể bổ sung cho nhau cùng phát triển khi hoàn thành việc sáp nhập. 

Ví dụ: Trường hợp một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế nội thất mua lại công ty trong lĩnh vực xây dựng thì ban đầu 2 công ty này có chung đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Sau khi hoàn tất M&A, các sản phẩm sẽ bổ sung cho nhau, cung cấp cho người mua  sự trợ giúp thuận tiện hơn do 2 dịch vụ này có mối quan hệ tương hỗ và thường được sử dụng cùng nhau. Việc sáp nhập này giúp công ty đạt được sự đa dạng hàng hóa, thu được nhiều lợi nhuận cũng như mở rộng thị phần. Vì những dịch vụ khi bán sẽ bổ trợ, khuyến khích người dùng mua dịch vụ còn lại. 

Ví dụ: Khi khách hàng có nhu cầu tìm đến dịch vụ thiết kế nội thất sẽ tiếp tục tìm kiếm công ty xây dựng. Nếu một công ty đồng thời đảm nhận khâu thiết kế, thi công thì khách hàng có thể lựa chọn cùng một đơn vị. Việc này đem lại tiện ích lớn cho khách hàng.

mua ban doanh nghiep m a 2

Hoạt động mua bán doanh nghiệp có 3 hình thức phổ biến

Xem thêm: Cách tra cứu thương hiệu độc quyền mới nhất năm 2023

II. Thủ tục mua bán doanh nghiệp

– Doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ điều 187 Luật doanh nghiệp 2014:

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
  • Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
  • Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
  • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Trong hồ sơ mua bán doanh nghiệp gồm:

  • Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân có chữ ký của cả người bán, người mua;
  •  Bản sao công chứng hợp lệ giấy chứng minh nhân dân của chủ sở hữu mới;
  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân.
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh đã được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ở địa phương doanh nghiệp có trụ sở chính.

– Đối với công ty TNHH:

Hình thức mua bán loại hình công ty này là chuyển nhượng vốn góp của doanh nghiệp đó.

  • Dùng phần vốn có tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của thành viên đó trong công ty với cùng điều kiện để chào bán cho các thành viên còn lại;
  • Trường hợp, các thành viên khác của công ty không mua hoặc mua hết trong vòng 30 ngày tính từ ngày chào bán thì mới được chuyển nhượng cho người ngoài công ty.
  • Trong vòng 10 ngày kể từ khi có quyết định thay đổi thành viên do chuyển nhượng phần vốn góp, công ty phải nộp thông báo đến phòng ký kinh doanh tại địa phương công ty đăng ký kinh doanh.

– Đối với công ty cổ phần:

Thực hiện ký kết và chuyển giao hợp đồng chuyển nhượng giữa các bên liên quan 

  • Lập biên bản xác nhận thủ tục chuyển nhượng cổ phần đã hoàn tất.
  • Thông qua việc chuyển nhượng cổ phần bằng cách tổ chức cuộc họp Đại Hội đồng cổ đông.
  • Kiểm tra chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty.
  • Đăng ký thay đổi cổ đông đúng quy định.

mua ban doanh nghiep ma

Thủ tục thực hiện thương vụ M&A đối với các loại hình công ty sẽ khác nhau

Xem thêm: Mua bán doanh nghiệp là gì? Mua bán doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

III. Lưu ý trước khi tiến mua bán doanh nghiệp m&a

– Điều kiện tiếp cận thị trường M&A

Trong việc mua bán doanh nghiệp xuyên quốc gia có một bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài, pháp luật ở mỗi nước sẽ đưa ra các điều kiện để xác định các yếu tố như nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế về ngành đầu tư, về vốn, giá trị cổ phần được phép sở hữu trong thương vụ mua bán, chuyển nhượng cổ phần… 

Những điều ước quốc tế và văn bản pháp luật chuyên ngành ký kết và ban hành tại Việt Nam đã cụ thể hóa những quy định này. 

– Về luật cạnh tranh: 

Mua bán doanh nghiệp có tính tập trung kinh tế. Nếu một doanh nghiệp lớn mua lại toàn bộ các doanh nghiệp thuộc một lĩnh vực cụ thể, doanh nghiệp này sẽ có thâu tóm quyền lực thống lĩnh thị trường, chi phối hoàn toàn các hoạt động kinh doanh để trục lợi, gây nhiều tác động xấu tới quyền lợi người tiêu dùng. 

Để hạn chế việc tập trung tập kinh tế gây ảnh hưởng hoặc có khả năng gây ảnh hưởng lớn tới quá trình cạnh tranh trên thị trường, Việt Nam đã đề ra quy định yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để có đánh giá sơ bộ.

– Các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thương vụ M&A tại Việt Nam phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bài viết trên của VinaAccounting đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về mua bán doanh nghiệp M&A cũng như những lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về hoạt động doanh nghiệp hiện nay, hãy truy cập vào website vinaaccounting.vn hoặc gọi đến hotline 0901 22 73 88 để được đội ngũ chuyên gia, chuyên viên của Vina Accounting giải đáp thắc mắc.