Mua bán doanh nghiệp là gì? Mua bán doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Hiện nay, việc các thương vụ mua bán doanh nghiệp xuất hiện trên các phương tiện truyền thông không còn là điều mới lạ. Hình thức kinh doanh này nhằm tạo sức cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận và có cơ hội mở rộng thị phần cho các đơn vị. Vậy mua bán doanh nghiệp là gì và được hiểu như thế nào? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu chi tiết về hoạt động kinh doanh này trong bài viết dưới đây.

mua ban doanh nghiep la gi

Thuật ngữ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo tiếng anh được viết tắt là M&A

I. Khái niệm mua bán doanh nghiệp trên thế giới

Thuật ngữ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được một số quốc gia trên thế giới sử dụng với tên gọi Mergers and Acquisitions (được viết tắt là M&A), Takeovers hay Buyouts. 

Nếu các cụm từ trên được dịch sang tiếng Việt sẽ mang nghĩa khác nhau: Mergers được hiểu là sáp nhập hoặc hợp nhất; Acquisitions được xem là mua bán hay mua lại. Takeovers, Buyouts dịch theo tiếng Việt sẽ là thâu tóm, mua lại. Đối với các nước Châu Âu như Hoa Kỳ và Nga, mua bán doanh nghiệp có khái niệm như sau: 

+ Đối với Hoa Kỳ: mua bán doanh nghiệp có thể được hiểu theo các hoạt động kinh doanh như mua lại tài sản từ các đơn vị mục tiêu; mua phần vốn góp từ chủ sở hữu đơn vị mục tiêu; tiến hành thay đổi cấu trúc vốn cũng như tái cơ cấu doanh nghiệp. 

Để có thể giành được quyền kiểm soát hoàn toàn doanh nghiệp, đơn vị thu mua nên sử dụng cách mua bán có ưu điểm về việc tiếp cận nguồn vốn doanh nghiệp một cách dễ dàng hay hạn chế rủi ro do tiếp nhận khoản nợ không thể chi trả… 

Mục đích của tất cả hình thức mua bán doanh nghiệp đều hướng tới một đối tượng xác định chính là “doanh nghiệp” nhằm giành được quyền chi phối các hoạt động kinh doanh cũng như kiểm soát toàn bộ đơn vị bị thu mua. 

+ Đối với Cộng hòa Liên bang Nga: Điều 132 mục 3 – Đối tượng quyền dân sự – thuộc Chương 6 – Những quy định chung bộ luật dân sự Liên bang Nga (gồm phần 1 có hiệu lực từ 30/9/1994 số 51 Liên bang Nga; phần 2 có hiệu lực từ 26/01/1996 số 14 Liên Bang Nga; phần 3 có hiệu lực từ 26/10/2001 số 146 – Liên Bang Nga; phần 4 có hiệu lực từ 18/12/2006 số 230 Liên Bang Nga) đã được sửa đổi, bổ sung ngày 07/5/2013? quy định doanh nghiệp được xem là một loại sản nghiệp và được các đơn vị thực hiện mua bán doanh nghiệp trên thị trường. 

Luật pháp của Cộng hòa Liên Bang Nga đã chỉ rõ rằng doanh nghiệp chính là một khối tài sản thống nhất và chủ sở hữu có thể sử dụng chúng để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường. 

Các loại tài sản hữu hình, tài sản vô hình và các quyền về tài sản đều thuộc khối tài sản này. Khối tài sản “doanh nghiệp” được xem là mục đích của hợp đồng mua bán doanh nghiệp giữa các đơn vị. Quy định này giúp các quan hệ mua bán doanh nghiệp dễ dàng được nhận diện ở Nga.

mua ban doanh nghiep la gi

Khái niệm mua bán doanh nghiệp ở mỗi nước có cách tiệp cận khác nhau

Xem thêm: Cách tra cứu thương hiệu độc quyền mới nhất năm 2023

Ở mỗi quốc gia, việc mua bán doanh nghiệp được định nghĩa và tiếp cận với những quy định về hình thức bằng nhiều cách khác nhau. Bên cạnh sự khác biệt đó, hình thức kinh doanh này lại có điểm chung trong quan niệm về mua bán doanh nghiệp giữa các nước thể hiện rõ qua 2 điểm sau: 

Một là, các đơn vị trong quan hệ mua bán doanh nghiệp hướng tới một đối tượng chung là “doanh nghiệp” (hay gọi chung là doanh nghiệp mục tiêu).

Hai là, bên mua thực hiện mua bán doanh nghiệp phải hướng tới hệ quả là sở hữu tài sản hoặc cổ phần, phần vốn góp của đơn vị bị thu mua để có khả năng kiểm soát hoặc chi phối các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. 

Bên mua chỉ giành được quyền kiểm soát khi tỷ lệ phần vốn góp/ cổ phần được thu mua trong việc mua bán doanh nghiệp đạt đủ mức độ đủ để chi phối hoàn toàn đơn vị mục tiêu (còn gọi là phần vốn góp/ cổ phần chi phối). 

II. Mua bán doanh nghiệp ở Việt nam có khái niệm là gì?

Tại Việt Nam, thuật ngữ “mua bán doanh nghiệp” xuất hiện rất nhiều trong các văn bản luật cụ thể: Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước đây (Hiện nay luật doanh nghiệp năm 2022 đang được áp dụng), Luật Cạnh tranh năm 2018 hay Nghị định số 128/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định về bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (về sau được viết tắt là Nghị định số 128/2014 NĐ-CP).

Khái niệm “bán doanh nghiệp” được nhắc tới trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong quy định về quyền được bán doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân (thuộc khoản 1 Điều 187 của Luật Doanh nghiệp năm 2014). Tuy nhiên việc bán doanh nghiệp trong Luật Doanh Nghiệp 2014 chỉ được nêu tên khái niệm mà chưa được chỉ rõ định nghĩa một cách cụ thể.

mua ban doanh nghiep la gi

Luật doanh nghiệp 2020 đề cập về “bán doanh nghiệp” tại điều 192

Vấn đề “bán doanh nghiệp” được quy định trong luật doanh nghiệp 2020 tại điều 192 như sau:

Điều 192. Bán doanh nghiệp tư nhân

  1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp tư nhân của mình cho các nhân, tổ chức khác.
  2. Sau khi bán doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp tư nhân phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua và chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận khác.
  3. Chủ doanh nghiệp tư nhân, người mua doanh nghiệp tư nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
  4. Người mua doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này. 

Qua đó, vấn đề “ bán doanh nghiệp” vẫn chưa được luật doanh nghiệp tại Việt Nam giải quyết một cách cụ thể. Thực tế, trên thị trường việc mua bán doanh nghiệp vẫn được thực hiện với nhiều loại hình công ty khác nhau như đối với công ty TNHH thì tiến hành  bằng cách chuyển nhượng vốn còn đối với Công ty cổ phần sẽ là chuyển nhượng cổ phần.

Bởi vì việc mua bán doanh nghiệp chưa được quy định cụ thể và thống nhất nên rất dễ xảy ra rủi ro về hệ lụy pháp lý liên quan đến việc thực hiện trách nghiệm của của các đơn vị cả trước, trong và sau quá trình mua bán. 

Khái niệm bán doanh nghiệp được Nghị định số 128/2014/NĐ-CP nhắc đến với bản chất là “việc chuyển đổi sở hữu toàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác có thu tiền”. 

Quy định tại Nghị định này chỉ điều chỉnh được việc mua bán doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước nên được xem là cách tiếp cận chưa đầy đủ với khái niệm “bán doanh nghiệp”. Do đó, văn bản này chưa nhắc đến việc mua bán doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh thế khác. 

mua ban doanh nghiep la gi

Việc mua bán doanh nghiệp được nhắc đến trong Luật Cạnh tranh năm 2018

Xem thêm:  Tiến hành thủ tục đăng ký logo thương hiệu độc quyền ở đâu?

Luật Cạnh tranh năm 2018 đã bổ sung thêm cách tiếp cận khác về mua bán doanh nghiệp khi đề cập tới vấn đề này tại khoản 4 Điều 29 như sau:

“mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại”.

Ngoài ra, Luật Cạnh tranh năm 2018 còn quy định rõ việc mua lại doanh nghiệp bao gồm các đặc điểm sau:

  • Một là, doanh nghiệp chính là chủ thể mua, bán doanh nghiệp;
  • Hai là, có hình thức là thu mua hoàn toàn hoặc một phần tài sản doanh nghiệp;
  • Ba là, việc mua lại doanh nghiệp phải hướng tới một hệ quả chung là bên mua giành được quyền kiểm soát cũng như chi phối hoàn toàn hoặc một ngành nghề của bên bị thu mua.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có cách tiếp cận về khái niệm mua bán doanh nghiệp đóng vai trò như luật “mở đường” qua việc trao quyền cho chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước được tiến hành giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. 

Tuy nhiên khái niệm này trong Luật Cạnh tranh lại có cách tiếp cận khác qua việc chú trọng đến khả năng nắm giữ quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp sau khi hoàn tất mua bán doanh nghiệp. 

Nguyên nhân xuất hiện sự khác biệt đó bởi vì Luật Cạnh tranh năm 2018 mang bản chất là luật có tính kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng tới trật tự cạnh tranh. Do đó, các thương vụ mua bán doanh nghiệp được hiểu dưới  góc nhìn là kiểm soát , chi phối doanh nghiệp sau quá trình mua bán doanh nghiệp khi doanh nghiệp đó xâm hại đến việc cạnh tranh trên thị trường. 

Nói chung: về bản chất mua bán doanh nghiệp, hệ quả bên mua kiểm soát và chi phối toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại thông qua các hình thức, cách thức như mua tài sản, mua nợ, nhận chuyển nhượng vốn góp, cổ phần… đều được xem là mua bán doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quan niệm niệm mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam phải có đủ các tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất, khi xây dựng quan niệm hay khái niệm về vấn đề mua bán doanh nghiệp phải hiểu rõ chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ sử dụng cách thức nào để chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua? 

Điều này giúp xác định liệu đó việc đó là mua bán doanh nghiệp hay mua bán tài sản của doanh nghiệp, phân biệt được việc mua bán doanh hiệp bằng cách thức đầu tư góp vốn điều lệ của doanh nghiệp với tính chất là để đầu tư tài chính. 

mua ban doanh nghiep la gi

Quan niệm mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam gồm 2 tiêu chí

Về nguyên lý chung, một doanh nghiệp chỉ có được tư cách là một chủ sở hữu chỉ khi tiến hành góp vốn của tổ chức, cá nhân để thành lập doanh nghiệp. Qua đó, khi mua lại phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu thì một chủ thể mới có thể sở hữu mới của doanh nghiệp đó. Tiêu chí thứ nhất bao gồm 4 nội dung:

+ Doanh nghiệp là đối tượng của việc mua bán doanh nghiệp;

+ Để sở hữu doanh nghiệp thì bên mua phải góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp mục tiêu;

+ Bên mua sẽ thực hiện việc góp vốn qua cách thức mua lại hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của chủ sở hữu doanh nghiệp cần thu mua; đồng nghĩa với việc chủ thể bán doanh nghiệp chính là chủ sở hữu doanh nghiệp mục tiêu. 

+ Các yếu tố trên giúp phân biệt được mua bán doanh nghiệp với mua bán tài sản của doanh nghiệp do có sự khác nhau giữa chủ thể bán tài sản doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp và chủ thể bán doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Tiêu chí thứ 2, khi xây dựng khái niệm về mua bán doanh nghiệp cần chỉ rõ: hệ quả cuối cùng phải đạt được khi mua bán doanh nghiệp là bên mua nắm được quyền kiểm soát cũng như chi phối tất cả hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu bằng hình thức nhận quyền chuyển nhượng phần vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp cần thu mua. 

Phần vốn nhận chuyển nhượng phải có tỉ lệ đạt đủ khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu (còn gọi là phần vốn góp/cổ phần chi phối). Việc tỷ lệ vốn chi phiếu có khả năng biểu quyết thông qua các vấn đề trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nhắc đến trong pháp luật hoặc Điều lệ doanh nghiệp. 

Tiêu chí này có tác dụng trong việc phân biệt giữa trường hợp mua bán doanh nghiệp bằng cách thức đầu tư tài chính thông qua bán cổ phần vốn góp, cổ phần nhưng bên mua lại không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý, kiểm soát trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Hy vọng những chia sẻ ở bài viết này của Vina Accounting đã giúp bạn có thêm thông tin về việc mua bán doanh nghiệp. Nếu bạn có có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập ngay vào website vinaaccounting.vn để được đội ngũ chuyên gia, chuyên viên của chúng tôi tư vấn chi tiết hơn.