Hướng dẫn cách soạn mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện năm 2022

Một doanh nghiệp nếu muốn thành lập văn phòng đại diện trong nước thì phải tiến hành nộp hồ sơ đăng ký văn phòng đại diện đến phòng đăng ký kinh doanh, nơi doanh nghiệp muốn thành lập văn phòng. Vậy mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm những thông tin nào? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

I. Những tài liệu cần có khi làm hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện bao gồm các tài liệu như sau:

1. Soạn thảo thông báo căn phòng đại diện

  • Mã số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh
  • Tên của doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ ghi in hoa, tên tiếng anh, tên viết tắt (nếu có).
  • Địa chỉ của trụ sở chính công ty, ghi đầy đủ 4 cấp theo địa giới hành chính luật định
  • Tên văn phòng đại diện
  • Địa chỉ cụ thể của trụ sở văn phòng đại diện
  • Nội dung và phạm vi hoạt động mà doanh nghiệp ủy quyền cho văn phòng đại diện
  • Kê khai đăng ký thuế 
  • Thông tin cá nhân và giấy tờ tùy thân người đứng đầu của văn phòng đại diện
  • Họ và tên, kèm theo chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

2. Bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện và bản sao biên bản phù hợp với luật định tương ứng với các chủ thể như sau:

  • Hội đồng thành viên sẽ quyết định nếu là Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Chủ sở hữu sẽ quyết định nếu là Công ty TNHH một thành viên
  • Hội đồng quản trị sẽ quyết định  nếu là Công ty Cổ phần
  • Thành viên hợp danh sẽ quyết định nếu là Công ty hợp danh 

3. Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện theo pháp luật quy định

4. Bản sao phù hợp với luật quy định giấy tờ chứng minh về người thân của người đứng đầu văn phòng đại diện.

II. Mẫu thông báo thành lập văn phòng đại diện mới nhất hiện nay

Dưới đây là mẫu giúp các bạn thuận lợi trong quá trình chuẩn bị hồ sơ mới nhất năm 2022:

mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diệnmẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

mẫu hồ sơ thành lập văn phòng đại diện

III. Hướng dẫn chi tiết soạn thông báo thành lập văn phòng đại diện

Khi soạn văn bản thông báo thành lập văn phòng đại diện, bạn cần lưu ý các nội dung sau đây:

1. Phần mở đầu

  • Tên doanh nghiệp và số thông báo 
  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm và ngày tháng lập thông báo
  • Tên thông báo; các thông tin của doanh nghiệp như tên, trụ sở chính, mã số thuế và số điện thoại; thông tin người đại diện của công ty.

2. Phần thông tin đăng ký hoạt động thành lập văn phòng đại diện

  • Tên và địa chỉ văn phòng đại diện tại nơi mà doanh nghiệp đăng ký thành lập.
  • Ngành nghề, phạm vi hoạt động của văn phòng mà doanh nghiệp ủy quyền
  • Thông tin về người đứng đầu của văn phòng đại diện
  • Thông tin đăng ký thực hiện nghĩa vụ đóng thuế của văn phòng đại diện
  • Số lượng lao động công tác tại văn phòng kèm theo chức vụ, nhiệm vụ thực hiện của từng cá nhân.

3. Phần kết luận

  • Doanh nghiệp cam kết về quyền sở hữu đối với văn phòng và văn phòng thực hiện đủ, đúng phần nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong phạm vi hoạt động theo luật định.
  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý, chính xác và đúng với sự thật của thông báo này.
  • Họ và tên, chữ ký và đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn biên soạn mẫu thông báo thành lập văn phòng đại diện mới nhất hiện nay. Vina Accounting mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc làm hồ sơ, thủ tục thành lập văn phòng đại diện.