Lợi nhuận kế toán – Đặc điểm, cách tính và vai trò

Lợi nhuận sẽ được ghi nhận nếu như phần thu nhập vượt quá các chi phí phát sinh. Trong kinh tế, chúng ta biết đến hai loại lợi nhuận đó là lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế. Vậy lợi nhuận kế toán là gì? Nó có vai trò, chức năng như thế nào? Có khác biệt gì so với lợi nhuận kinh tế? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.

1. Lợi nhuận kế toán là gì?

Lợi nhuận kế toán có thể hiểu là tổng thu nhập của doanh nghiệp. Nó được tính toán sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bao gồm chi phí khấu hao, lãi vay và thuế. Lợi nhuận kế toán thường được ghi nhận trong báo cáo lợi nhuận công ty dựa trên nguyên tắc chuẩn mực kế toán.

Ví dụ, lợi nhuận kế toán của một doanh nghiệp A trong năm 2022 là 200 triệu đồng. Nếu số vốn công ty bỏ ra không lớn để thu lại lợi nhuận như trên, chứng tỏ doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi. Ngược lại nếu đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng chỉ thu về mức lợi nhuận 200 triệu đồng, cần phải xem lại hoạt động của công ty, có thể đứng trước nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng.

Lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán đóng vai trò cần thiết trong hoạt động kinh doanh sản xuất

2. Đặc trưng của lợi nhuận kế toán

  • Lợi nhuận kế toán cho biết mức sinh lời sau khi đã trừ các khoản chi phí phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Bao gồm tiền lương người lao động, chi phí hàng tồn kho dùng cho sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thô, chi phí vận chuyển, bán hàng và marketing.
  • Lợi nhuận kế toán chỉ phản ánh lợi nhuận giữa chi phí phải trả và doanh thu bằng tiền nhận được.
  • Lợi nhuận kế toán không bắt buộc chịu thuế.

3. Cách tính lợi nhuận kế toán

Công thức tính lợi nhuận kế toán như sau:

Lợi nhuận kế toán = tổng doanh thu – chi phí cụ thể.

Các chi phí cụ thể bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay, tiền lương và tiền công. Trong một số trường hợp, lợi nhuận kế toán sẽ được ghi nhận trong Báo cáo KQHĐKD của doanh nghiệp dưới dạng thu nhập trước thuế.

Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đồ chơi thu về doanh thu hàng năm là 200 triệu đồng. Trong đó chi phí nhân công, điện nước, thuê nhà, sản xuất, nguyên vật liệu,… là 60 triệu đồng. Suy ra, lợi nhuận kế toán của công ty đạt 140 triệu đồng. Con số này thể hiện sự gia tăng doanh số của công ty. Nói cách khác, các khoản chi phí càng ở mức thấp, thì lợi nhuận thu được càng tăng cao.

4. Vai trò của lợi nhuận kế toán

Chức năng, vai trò của lợi nhuận kế toán trong doanh nghiệp như sau:

  • Lợi nhuận kế toán được xem là chỉ tiêu cơ bản giúp đo lường năng lực sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp.
  • Vừa là mục tiêu, động lực, vừa là điều kiện giúp công ty tồn tại phát triển bền vững.
  • Là thước đo khả năng sản xuất có hiệu quả hay không.
  • Giúp quản lý doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá sơ bộ tình hình phát triển lời hay lỗ. Lợi nhuận kế toán cao cho thấy sức mạnh của công ty đang trên đà phát triển, chứng tỏ khả năng thích nghi lớn.
  • Chứng tỏ các áp dụng kĩ thuật khoa học và công nghệ vào sản xuất đang diễn ra suôn sẻ.
  • Giúp nhà quản trị dễ dàng đưa ra quyết định trong những thời điểm khó khăn.
  • Thể hiện trình độ quản lý của ban quản trị.
  • Giúp đo lường, đánh giá liệu sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất có sinh lời và đủ duy trì hoạt động không.
  • Việc sản xuất kinh doanh có đạt lợi nhuận cao không.
Lợi nhuận kế toán
Lợi nhuận kế toán đóng vai trò khá quan trọng trong việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

5. So sánh lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế

Trước tiên bạn cần hiểu vai trò của lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận kinh tế là phần thu nhập giữa tổng doanh thu đạt được sau khi trừ đi tổng chi phí kinh tế. Giả sử lợi nhuận kinh tế dương, chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển tốt, sử dụng tài nguyên tối ưu. Ngược lại, lợi nhuận kinh tế âm là biểu hiện của hoạt động kém hiệu quả, cần xem lại phương án sản xuất.

Sự khác nhau duy nhất giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế chính là chi phí phát sinh trong sản xuất kinh doanh. Với lợi nhuận kinh tế, tổng chi phí được đưa vào là chi phí kinh tế, bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội (được xác định trên cơ sở các nguồn lực khan hiếm). Còn đối với lợi nhuận kế toán, tổng chi phí được đề cập đến chỉ duy nhất chi phí kế toán.

Ngoài ra, còn một điểm khác biệt nữa đó là lợi nhuận kế toán thể hiện con số tuyệt đối về tổng lợi nhuận của cả doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó kết quả từ lợi ích kinh tế lại vượt trội hơn. Bởi vì nó thể hiện được số lượng lợi nhuận gộp tương đối của doanh nghiệp và sự khác biệt về lợi nhuận giữa các lựa chọn đầu tư.

Bài viết trên là tổng hợp kiến thức hữu ích về lợi nhuận kế toán, kèm theo các phân tích so sánh giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế, giúp bạn phần nào hiểu rõ hơn ý nghĩa của chúng. Nếu có bất kỳ thắc mắc về nội dung bài viết hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ Vina Accounting qua hotline 0901 22 73 88.