Việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp là một trong những việc làm bắt buộc và rất quan trọng với doanh nghiệp. Những quy định cụ thể trong vấn đề này ra sao đối với từng hình thức doanh nghiệp. Hãy cùng Vinaaccounting tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Căn cứ pháp lý kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp
Kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp được quy định cụ thể trong những văn bản dưới đây:
- Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.
- Thông tư số 151/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành nghị định số 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế.
2. Nội dung tư vấn kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp hiện nay là một lựa chọn khá phổ biến để chấm dứt hoạt động của công ty. Nguyên nhân thường xuất phát từ việc doanh nghiệp không đủ khả năng tồn tại trong thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Pháp luật hiện hành của nước ta quy định thủ tục thành lập doanh nghiệp khá đơn giản nhưng lại khá phức tạp đối với quy định về giải thể. Bên cạnh đó, các quy định này bị chia ra rải rác ở nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như luật doanh nghiệp, thuế, bảo hiểm,….. Chình vì vậy mà để thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp cần làm một loạt các hồ sơ với nhiều cơ quan khác nhau.
Xem thêm: Kinh nghiệm giải thể công ty mà bạn cần biết 2023
Một trong số đó chính là thủ tục quyết toán thuế và đóng mã số thuế với cơ quan thuế trực thuộc. Về phần các cơ quan thuế, họ sẽ có thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của bạn, để kiểm tra quyết toán thuế cho doanh nghiệp.
Đây có thể nói là thủ tục phức tạp nhất trong quá trình giải thể doanh nghiệp. Đồng thời vấn đề này còn liên quan đến việc thanh toán nợ cho các chủ nợ trước khi giải thể.
3. Căn cứ Khoản 8 Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định
- Kiểm tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện chia; hợp nhất; sáp nhập; chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; giải thể; chấm dứt hoạt động
8.1. Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra quyết toán thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán nghĩa vụ thuế từ người nộp thuế trong trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động trừ các trường hợp quy định tại điểm 8.2 Khoản này.
Xem thêm: Mẫu biểu thông báo giải thể công ty cổ phần
8.2. Các trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế:
- a) Doanh nghiệp, tổ chức thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.
- b) Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động nhưng kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp không phát sinh doanh thu, chưa sử dụng hóa đơn.
- c) Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Có doanh thu bình quân năm (tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động) không quá 1 tỷ đồng/năm .
– Kể từ năm doanh nghiệp chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi trốn thuế.
– Số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp tính từ năm chưa được quyết toán hoặc thanh tra, kiểm tra thuế đến thời điểm giải thể, chấm dứt hoạt động cao hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Đối với các trường hợp nêu tại tiết a, b, c điểm này, chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do người nộp thuế gửi (bao gồm quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động; các tài liệu chứng minh người nộp thuế thuộc các trường hợp nêu trên và đã nộp đủ số thuế phải nộp nếu có) thì cơ quan thuế xác nhận việc doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
8.3. Đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động không thuộc các trường hợp nêu tại điểm 8.2 Điều này, căn cứ nhu cầu thực tế cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế đặt hàng và sử dụng kết quả kiểm tra quyết toán thuế của các công ty kiểm toán độc lập, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế theo quy định tại Điều 18 Thông tư này”.
Trên đây là những tóm tắt về các điều luật quy định cụ thể về việc kiểm tra thuế khi giải thể doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khi thực hiện kiểm tra thuế cho doanh nghiệp để giải thể công ty. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc bạn có thể liên hệ với dịch vụ tư vấn của Vinaaccounting tại website vinaaccounting.vn hoặc số hotline 0901 22 73 88 để được tư vấn chi tiết, hỗ trợ tận tình nhất.