Hiện nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn giữa khấu hao và hao mòn tài sản cố định. Vậy để hiểu được rõ hơn về khấu hao tài sản cố định mang ý nghĩa gì? Cũng như bản chất của khấu hao và hao mòn tài sản cố định, thì hãy cùng đón đọc bài viết ngay sau đây của Vina Accounting nhé.
Khấu hao và hao mòn tài sản cố định là gì?
Khấu hao tài sản cố định được hiểu là việc phân bố và tính toán một cách có hệ thống với mức nguyên giá của tài sản cố định và chi phí sản xuất kinh doanh trong một khoảng thời gian sử dụng của tài sản cố định. Căn cứ theo bảng trích khấu hao áp dụng quy định của BTC.

Còn trong quá trình sử dụng, tài sản cố định chịu tác động bởi nhiều yếu tố từ đó bị giảm giá trị của tài sản. Đó được gọi là sự hao mòn tài sản cố định. Để thể hiện sự hao mòn của tài sản, cần thực hiện phân bổ dần giá trị của tài sản cố định vào chi phí hàng kỳ hay còn gọi là trách khấu hao tài sản cố định.
So sánh khấu hao tài sản cố định và hao mòn tài sản cố định
Dưới đây là những chia sẻ so sánh giống và khác nhau giữa khấu hao và hao mòn tài sản cố định.
Giống nhau
Cả khấu hao và hao mòn tài sản cố định đều làm giảm giá trị của tài sản cố định. Trong mỗi kỳ kế toán thì doanh nghiệp cần phải tính toán cẩn thận và phân bố giá trị tài sản cố định vào chi phí kinh doanh.
Khác nhau
Hao mòn tài sản cố định
Hiện hao mòn tài sản cố định được chia ra làm 2 loại:
- Hao mòn hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng tài sản. Do hao mòn hữu hình nên tài sản cố định cũng sẽ dần dần mất đi giá trị thực ban đầu.
- Hao mòn vô hình là sự suy giảm giá trị của tài sản cố định do tiến bộ của khoa học, kỹ thuật.
Hao mòn là hiện tượng mang tính chất khách quan và tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dưới tác động của môi trường bao gồm cả nhiệt độ, độ ẩm,…
Hao mòn tài sản cố định là một đặc tính tự nhiên của tài sản cố định. Chính vì thế mà giá trị tài sản sẽ giảm dần trong quá trình sử dụng. Mục đích tính hao mòn để giúp đơn vị dễ dàng quản lý và sử dụng các loại tài sản cố định. Điều này giúp đơn vị nắm được khi nào cần phải thay thế mới tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định
Đối với khấu hao tài sản cố định là biện pháp mang tính chất chủ quan của nhà quản lý nhằm thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản đã mất. Do vậy mà khấu hao chỉ ghi nhận giảm giá trị của tài sản.
Khấu hao tài sản cố định là phương pháp con người sử dụng để quy đổi tỷ lệ hao mòn sang giá trị tiền tệ. Do vậy khấu hao tài sản cố định có thể sẽ nhỏ hơn hoặc lớn hơn tỷ lệ hao mòn thực tế. Mục đích của việc tính khấu hao là để giúp đơn vị tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh kịp thời và chuẩn xác nhất. Từ đó giúp đơn vị thu hồi dần vốn đầu tư.
Công thức tính hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
Dưới đây là công thức tính 2 loại khấu hao và hao mòn tài sản cố định mà bạn có thể tham khảo.
Hao mòn tài sản cố định
Cách tính: GH = NG/ T và TH = 1/ T, trong đó:
- GH: Giá trị hao mòn cơ bản bình quân hàng năm của loại tài sản cố định.
- NG: Nguyên giá của tài sản cố định bao gồm cả giá mua lúc đầu phải trả, các chi phí vận chuyển và bốc dỡ, lắp đặt, các khoản lãi vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng,..
- T: Chỉ khoảng thời gian sử dụng tài sản cố định. Đây là khoảng thời gian tổ chức KH và CN dự kiến sử dụng tài sản cố định. Điều này được căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định, tính đến cả sự lạc hậu, lỗi thời của loại tài sản này do sự tiến bộ của KH và CN, mục đích của việc sử dụng.
- TH: Tỷ lệ hao mòn trong mỗi năm của tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định
MK = NG/ T và TK = MK/ NG = 1/ T, trong đó bao gồm:
- MK: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của loại tài sản cố định.
- NG: Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định.
- T: Khoảng thời gian tài sản cố định được sử dụng
- TK: Tỷ lệ khấu hao trong mỗi năm của tài sản cố định.
Tổng hợp phương pháp tính khấu hao tài sản cố định chuẩn nhất
Dựa theo quy định về thời gian trích khấu hao tài sản cố định được quy định đúng theo phụ lục I thông tư 45/2023/TT-BTC vào ngày 25/ 4/ 2013 của Bộ Tài Chính. Mỗi loại tài sản cố định đều sẽ thuộc vào dạng danh mục của các nhóm tài sản cố định có thời gian trích khấu hao tối thiểu và thời gian trích khấu hao tối đa tính theo năm.
Bạn cần lựa chọn thời gian trích khấu hao trong khung thời gian theo quy định và phù hợp với khoảng thời gian sử dụng, tần suất sử dụng, mức hao mòn tự nhiên tài sản cố định của cả doanh nghiệp. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định bao gồm 3 cách như sau:
Sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Theo phương pháp này thì giá trị của tài sản cố định sẽ được phân bố đồng đều vào chi phí sản xuất kinh doanh trong mọi kỳ. Doanh nghiệp có thể trích khấu hao nhanh nhưng không vượt quá hai lần mức trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng sẽ bị loại khỏi chi phí phù hợp khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ đó.
- Ưu điểm: Cách tính này đơn giản và không làm mất quá nhiều thời gian tính toán.
- Nhược điểm: Trong quá trình sử dụng phương pháp này thì sẽ không thể hiện đúng bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đã mặc định không có bất kỳ sự biến động chi phí nào giữa các kỳ.
Mặc dù vậy nhưng do sự đơn giản nên phương pháp này đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn để trích khấu hao tài sản cố định.

Sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Phương pháp này được áp dụng với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ đòi hỏi sự thay đổi và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó là đồng thời thỏa mãn hai điều kiện là tài sản mua mới chưa qua sử dụng và các loại máy móc, dụng cụ đo lường.
- Ưu điểm: Hợp lý hơn phương pháp đường thẳng nêu bên trên trong việc trích khấu hao tài sản cố định. Phần giá trị khấu hao được tính vào chi phí nhanh và có thể hạn chế sự hao mòn vô hình.
- Nhược điểm: Làm giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp mua một thiết bị đo lường hiện đại với giá 40 triệu. Thời gian trích khấu là 5 năm thì cách xác định mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh sẽ là:
- Tỷ lệ khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng sẽ rơi vào 1/5 = 20%.
- Do thời gian trích khấu là 5 năm nên theo bảng hệ số điều khiển thì hệ số điều chỉnh trong trường hợp này sẽ là 2 và tỷ lệ khấu hao nhanh là 20% x 2 = 40%.

Mức trích khấu hao hàng năm sẽ được xác định bằng:
- Năm 1: Giá trị còn lại của tài sản cố định là 40.000.000 triệu và mức khấu hao hàng năm là 40.000.000 x 40% = 16.000.000. Mức khấu hao lũy kế cuối năm sẽ là 16.000.000.
- Năm 2: Giá trị còn lại của tài sản cố định là 24.000.000 và mức khấu hao hàng năm là 24.000.000 x 40% = 9.600.000. Mức khấu hao lũy kế cuối năm sẽ là 25.600.000 Vnđ.
- Năm 3: Giá trị còn lại của tài sản cố định là 14.400.000 và mức khấu hao hàng năm là 14.000.000 x 40% = 5.760.000. Mức khấu hao lũy kế cuối năm sẽ là 31.360.000 Vnđ.
- Năm 4: Giá trị còn lại của tài sản cố định là 8.640.000 và mức khấu hao hàng năm là 8.640.000/ 2 = 4.320.000. Mức khấu hao lũy kế cuối năm sẽ là 35.680.000 Vnđ.
- Năm 5: Giá trị còn lại của tài sản cố định là 4.320.000 và mức khấu hao hàng năm là 8.640.000/ 2 = 4.320.000. Mức khấu hao lũy kế cuối năm sẽ là 40.000.000 Vnđ.
Ở năm thứ 4 thì mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần là 8.640.000 x 40% = 3.456.000. Thấp hơn mức trung bình giữa giá trị còn lại và thời gian khấu hao còn lại là 8.640.000/ 2 = 4.320.000. Nên ở năm thứ 4 và thứ 5 thì sẽ áp dụng mức khấu hao là 4.320.000.
Sử dụng phương pháp khấu hao theo số lượng và khối lượng sản phẩm
Tài sản cố định sẽ được trích theo phương pháp khấu hao này thì cần phải đảm bảo thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
- Phải xác định được tổng khối lượng, sản phẩm được sản xuất ra theo thiết kế.
- Công suất thực tế sử dụng sẽ không được thấp hơn 100% công suất thiết kế.
Ưu điểm: Mức chi phí khấu hao tài sản cố định được tính toán dựa trên tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra nên sẽ có sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong quá trình sử dụng phương pháp này.
Nhược điểm: Có khá nhiều các yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất sản phẩm nhưng sản lượng để tính toán trong công thức sẽ là sản lượng theo công suất thiết kế và đây chỉ là một điều giả định.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về khấu hao tài sản cố định mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này bạn đã hiểu rõ hơn về khấu hao và hao mòn tài sản cố định cũng như biết thêm công thức tính toán chuẩn xác nhất.
Xem thêm: