Khả Năng Thanh Toán Tức Thời: Công Thức Tính,  Lưu Ý Cần Biết

Trong hoạt động của doanh nghiệp, việc phân tích và đánh giá khả năng thanh toán tức thời là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp ích cho sự phát triển bền vững cũng như khái quát được tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, VINA ACCOUNTING sẽ giới thiệu tới bạn đọc thông tin chi tiết về khả năng thanh toán tức thời cũng như những điều cần lưu ý.

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là gì?

Tình hình tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều yếu tố khác nhau trong đó có việc phân tích khả năng thanh toán tức thời. Theo cách hiểu đơn giản nhất, khả năng thanh toán tức thời là việc doanh nghiệp có tiềm lực tài chính để thực hiện các nhu cầu thanh toán khoản nợ đã đến hạn cho các bên liên quan.

Khả năng thanh toán tức thời sẽ đánh giá được khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng tạo tiền để thực hiện trả khoản nợ cho chủ nợ. Hệ số thanh toán tức thời thường dao động trong khoảng từ 0,5 – 1, theo đó hệ số này cao thì doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt. Ngược lại hệ số nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và có vấn đề liên quan đến tình hình tài chính.

Việc tính toán được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá tổng quan tài chính, khả năng thanh toán và kế hoạch phát triển tương lai. Do đó mỗi doanh nghiệp đều cần thực hiện bài toán phân tích, đánh giá định kỳ để phát hiện ra vấn đề tài chính của mình.

Mặt khác đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới các khoản vay của doanh nghiệp trong tương lai. Nếu hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp quá thấp thì hầu như sẽ rất khó để tiến hành các khoản vay.

Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là gì?
Khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là gì?

Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tức thời

Để đánh giá được khả năng thanh toán tức thời cần dựa trên nhiều yếu tố và chỉ tiêu khác nhau. Trong đó có 3 tiêu chí chính có thể xem xét và áp dụng để tiến hành phân tích khả năng này.

Dựa theo toàn bộ nợ ngắn hạn

Đánh giá khả năng thanh toán tức thời dựa theo toàn bộ nợ ngắn hạn là việc phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tiền và tương đương tiền. Khi đánh giá dựa trên tiêu chí này, doanh nghiệp cần trả lời được hai câu hỏi chính. Đó là:

  • Doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại còn có các khoản tiền hoặc các khoản tương đương tiền nào?
  • Số tiền này có thể dùng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nào của doanh nghiệp.
  • Cách tính toán khả năng thanh toán tức thời cho các khoản nợ ngắn hạn theo tiêu chí này là: Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn.
Chỉ tiêu dựa trên toàn bộ nợ ngắn hạn 
Chỉ tiêu dựa trên toàn bộ nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn

Khác với đánh giá khả năng thanh toán tức thời dựa theo toàn bộ nợ ngắn hạn, ở tiêu chí này, việc phân tích dựa trên mức độ đáp ứng nợ đến thời hạn phải trả của doanh nghiệp. Tiêu chí này chỉ xác định khả năng trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp trên thực tế dựa trên tiền hoặc tương đương tiền.

Việc này cho thấy bức tranh tình hình tài chính chung của doanh nghiệp và khả năng đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn cần thanh toán. Công thức tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả là: Tiền và tương đương tiền/nợ đến hạn phải trả.

Tiêu chí dựa trên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn 
Tiêu chí dựa trên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn

Khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng ba tháng tính từ ngày đến hạn

Tiêu chí cuối cùng liên quan đến việc doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn trong khoảng thời gian 3 tháng từ ngày đến hạn hay không? Đây không được coi là hệ số chung để xác định cho các khoản nợ ngắn hạn.

Cách tính khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng ba tháng tính từ ngày đến hạn là: Tiền và tương đương tiền/nợ quá hạn trong thời gian 3 tháng từ ngày đến hạn phải trả cho chủ nợ.

Khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng 3 tháng 
Khả năng thanh toán nợ quá hạn trong vòng 3 tháng

Công thức tính khả năng thanh toán tức thời

Có nhiều công thức khác nhau để tính toán hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Hai công thức thường được áp dụng nhất ở thời điểm hiện tại bạn có thể tham khảo như sau:

  • Công thức 1: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn.

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn như kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc,…

Ví dụ về công thức 1: Công ty A có tiền và các khoản tương đương tiền là 100.000.000 đồng (bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn, số dư ngân hàng,…) và nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay là 50.000.000 đồng, nợ phải trả phát sinh là 30.000.000 đồng, nợ ngắn hạn khác là 40.000.000 đồng. Tổng nợ ngắn hạn phải trả là 120.000.000 đồng.

Áp dụng công thức = Tiền và các khoản tương đương tiền/nợ ngắn hạn

=> 100.000.000 : 120.000.000 = 0,833

  • Công thức 2: Khả năng thanh toán tức thời = Giá trị tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

Tài sản lưu động được hiểu một cách đơn giản là những khoản tài sản (bao gồm tiền, vật chất và các khoản tương đương tiền) ngắn hạn và tài sản thường xuyên luân chuyển trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp.

Phân loại tài sản lưu động bao gồm tiền (các khoản tiền gửi ngân hàng, thanh toán, séc, tiền trong thẻ), vàng bạc, kim cương, đá quý và những khoản tài sản tương đương với tiền như cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng khoán. Ngoài ra còn có chi phí trả trước, các khoản phải thu của doanh nghiệp, hàng hóa vật tư và các chi phí chờ phân bổ.

Ví dụ: Công ty C là doanh nghiệp thực hiện kinh doanh, buôn bán các loại vật tư xây dựng. Doanh nghiệp này tiến hành đăng ký vay ngân hàng để mở rộng chi nhánh trong khu vực. Theo đó, bảng cân đối kế toán của công ty đang báo cáo số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là 200.000.000 đồng và tài sản lưu động của công ty C là 400.000.000 đồng. Khi đó khả năng thanh toán tức thời của công ty C sẽ được áp dụng công thức:

Khả năng thanh toán tức thời = Giá trị tài sản lưu động/nợ ngắn hạn

=> 400.000.000 : 200.000.000 = 2

Thông qua ví dụ này có thể thấy công ty C hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện tại và các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cũng gián tiếp chứng minh tình hình bức tranh tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện các khoản vay cho mục đích kinh doanh hơn.

Ngược lại đối với những doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp hơn 1 khá khó trong việc tiến hành các khoản vay. Bởi hệ số này đang cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được đảm bảo, không có khả năng thanh toán đúng hạn. Mặc dù không phản ánh được việc doanh nghiệp yếu kém hoặc sẽ phá sản nhưng hệ số này sẽ cho thấy tình hình tài chính kém.

Cách tính khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp 
Cách tính khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Như vậy, bài viết đã giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề khả năng thanh toán tức thời là gì? Công thức tính như thế nào và các lưu ý khi tính toán. Mong rằng những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho độc giả. Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm các kiến thức mới, hãy theo dõi ngay VINA ACCOUNTING để được cập nhật chính xác và chi tiết nhất nhé. 

Xem thêm: