Kết chuyển cuối kỳ là một nghiệp vụ thực hiện kết chuyển từ tài khoản loại 5, 6, 7, 8 sang tài khoản loại 9. Vậy có những loại bút toán kết chuyển nào vào cuối kỳ? Hay cách hạch toán cuối kỳ cho các bút toán kết chuyển như thế nào? Để hiểu rõ bút toán kết chuyển hơn, bạn có thể tìm hiểu trong nội dung bên dưới của Vina Accounting.
Bút toán kết chuyển cuối kỳ là gì?
Bút toán kết chuyển cuối kỳ là kết chuyển từ tài khoản loại 5,6,7,8 sang tài khoản loại 9 và là nghiệp vụ quan trọng của kế toán. Việc kết chuyển này được dùng để làm cơ sở xác định thu nhập ròng của một doanh nghiệp trong tổng kết cuối kỳ. Đồng thời, số thu nhập doanh nghiệp cần nộp cho Nhà nước cũng được xác định dựa trên các bút toán kết chuyển này.

Các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Hiện nay, có 3 loại bút toán kết chuyển cuối kỳ được quy định như sau:
- Kết chuyển các khoản doanh thu giảm trừ vào tài khoản doanh thu, sau đó kết chuyển vào Có TK 511/ TK 512/ TK 515 (Tài khoản doanh thu); TK 711 (thu nhập khác) hoặc vào TK 911 (Nợ xác định từ kết quả kinh doanh)
- Kết chuyển vào các TK 632/ TK 635/ TK 641/ TK 642/ TK 811/ TK 821 nếu Nợ của tài khoản chi phí hoặc kết chuyển vào TK 911 nếu Có xác định kết quả kinh doanh
- Loại những khoản chi không hợp lý rồi cộng vào thu nhập để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp TNDN) phải nộp vào ngân sách Nhà nước

Tại Thông tư 133 và Thông tư 200 cũng có nêu rõ các loại bút toán cuối kỳ là:
- Bút toán kết chuyển cuối kỳ thực hiện cuối tháng: Hạch toán tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương và ghi nhận giá vốn theo phương pháp bình quân cuối kỳ. Đồng thời, trích khấu hao tài sản cố định, kết chuyển thuế vat, hạch toán lãi tiền gửi ngân hàng và phân bổ chi phí trả trước vào TK 242.
- Bút toán kết chuyển cuối kỳ thực hiện cuối quý: Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (tạm tính) và bút toán kết chuyển thuế giá trị gia tăng (vat).
- Bút toán kết chuyển cuối kỳ thực hiện cuối năm: Kết chuyển chi phí và doanh thu làm cơ sở đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong 1 năm. Nếu phát sinh thừa, thiếu so với tháng/ quý thì cần hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sau khi quyết toán. Ngoài ra, kế toán cũng cần hạch toán thuế TNDN sau khi quyết toán nếu phát sinh thừa hay thiếu (tạm tính các quý).
Cách hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ
Tại Thông tư 133 và Thông tư 200 cũng có quy định và hướng dẫn cách hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ. Trong đó bao gồm các mục về tiền lương, khấu hao tài sản cố định, chi phí phân bổ trả trước, thuế GTGT, doanh thu/ thu nhập và chi phí lãi lỗ.
Các bút toán kết chuyển cuối kỳ về tiền lương
Cuối tháng, kế toán viên sẽ dựa trên bảng chấm công hay hợp đồng lao động để thực hiện hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ. Các bút toán này sẽ liên quan đến tiền lương và bảo hiểm cho người lao động. Cách hạch toán bút toán tính lương cuối kỳ theo Thông tư 200 của Bộ Tài Chính, cụ thể là:
Các khoản chi phí trong kỳ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ:
- Các khoản chi phí sản xuất còn dở dang ghi Nợ TK 154
- Xây dựng cơ bản dở dang ghi vào Nợ TK 241
- Chi phí nhân công trực tiếp ghi vào Nợ TK 622
- Chi phí sử dụng máy thi công ghi vào Nợ TK 623
- Chi phí sản xuất chung ghi vào Nợ TK 627
- Chi phí bán hàng, tiêu thụ sản phẩm ghi vào Nợ TK 641
- Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi vào Nợ TK 642
- Chi phí phải trả cho người lao động ghi vào Có TK 334

Các khoản trích từ lương nhân viên được hạch toán vào các tài khoản như:
- Chi phí phải trả người lao động ghi Nợ TK 334 – Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
- Bảo hiểm xã hội ghi Có TK 3383 – Tiền lương tham gia BHXH x 8%
- Bảo hiểm ý tế ghi Có Tk 3384 – Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
- Bảo hiểm thất nghiệp ghi Có Tk 3386 – Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Các khoản trích từ chi phí Doanh nghiệp cần hạch toán kết chuyển:
- Tiền lương có tham gia BHXH x 23,5% ghi vào Nợ TK 241/ TK 622/ TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642
- Bảo hiểm xã hội ghi Có TK 3383 – Tiền lương tham gia BHXH x 17,5%
- Bảo hiểm ý tế ghi Có TK 3384 – Tiền lương tham gia BHXH x 3%
- Bảo hiểm thất nghiệp ghi Có TK 3386 – Tiền lương tham gia BHXH x 1%
- Kinh phí công đoàn ghi Có TK 3382 – Tiền lương tham gia BHXH x 2%
Hạch toán lương của nhân viên trừ thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo quy định:
- Chi phí phải trả cho người lao động ghi vào Nợ TK 334 (đã tính thuế thu nhập cá nhân khấu trừ)
- Thuế thu nhập cá nhân ghi Có TK 3335
Hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ khi trả lương cho nhân viên/ người lao động:
- Tổng chi phí phải trả cho người lao động ghi Nợ TK 334
- Số tiền doanh nghiệp phải chi trả cho tiền lương ghi Có TK 111 hoặc TK 112
Các bút toán trích khấu hao tài sản cố định
Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính doanh nghiệp có 3 cách khấu hao tài sản cố định (TSCĐ). Gồm có cách tính khấu hao theo đường thẳng, tính khấu hao theo số dư giảm dần (có điều chỉnh) và tính khấu hao theo số lượng, khối lượng của sản phẩm. Tại Thông tư 200 và Thông tư 113 cũng có quy định rõ về việc hạch toán các bút toán trích TSCĐ như sau:
Hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ về trích khấu hao TSCĐ theo Thông tư 200
- Khi trích khấu hao TSCĐ định kỳ đối với chi phí sản xuất, kinh doanh và các chi phí khác: Ghi Nợ các TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642/ TK 811 và Có TK 214 nếu thuộc nhóm Hao mòn TSCĐ.
- Trường hợp TSCĐ nhận được và đã sử sử dụng do điều chuyển trong nội bộ nhưng không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc: Đối với TSCĐ hữu hình (nguyên giá) ghi Nợ TK 211. Đối với giá trị còn lại của TSCĐ sẽ ghi Có TK 336 hoặc TK 411. Đồng thời, ghi giá trị hao mòn là Có tại TK 214.
- Khi trích khấu hao bất động sản đầu tư đang cho thuê theo định kỳ: Giá vốn ghi vào Nợ TK 632 và ghi hao mòn vào Có TK 214.

- Trường hợp giảm đồng thời TSCĐ/ BĐSĐT thì kế toán phải ghi giảm nguyên giá TSCĐ và ghi giảm giá trị hao mòn của TSCĐ/ BĐSĐT tại các TK 211/ TK 213/ TK 217.
- Đối với TSCĐ sử dụng trong hoạt động doanh nghiệp/ dự án thì giá trị hao mòn được tính vào cuối năm phải ghi Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ vào Nợ TK 466 và ghi Có TK 214 đối với việc Hao mòn TSCĐ.
- Đối với TSCĐ sử dụng cho hoạt động văn hoá/ phúc lợi: Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ ghi vào Nợ TK 3533 còn Hao mòn TSCĐ sẽ ghi Có TK 214.
- Trường hợp mức khấu hao TSCĐ tăng do doanh nghiệp thay đổi phương pháp trích khấu hao: Ghi Nợ các TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642 và ghi Có TK 214 khi Hao mòn TSCĐ.
- Trường hợp mức khấu hao TSCĐ giảm do thay đổi phương pháp và thời gian trích khấu hao: Đối với Hao mòn TSCĐ sẽ ghi Nợ TK 214 còn số chênh lệch khấu hao giảm sẽ ghi Có tại các TK 623/ TK 627/ TK 641/ TK 642.

- Giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại: Chênh lệch giá trị còn lại của TSCĐ tăng sẽ ghi vào Có TK 412. Chênh lệch do đánh giá lại hoặc giảm giá trị còn lại của TSCĐ được ghi vào Nợ của TK 412.
- Trường hợp cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc: Khi bàn giao TSCĐ kế toán phản ánh giảm giá trị tài sản và ghi Vốn đầu tư của chủ sở hữu (giá trị còn lại) vào Nợ TK 411. Đồng thời ghi Hao mòn TSCĐ vào Nợ TK 214 và ghi Có TK 211 hoặc TK 213 nếu tài sản còn nguyên giá.
Hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ về khấu TSCĐ theo Thông tư 133
- Nếu trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất thì ghi vào TK 154
- Nếu trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng thì ghi vào TK 6421
- Nếu trích khấu hao TSCĐ ở Bộ phận Quản lý thì ghi vào TK 6422
Các bút toán chi phí phân bổ trả trước
Bút toán kết chuyển cuối kỳ về chi phí trả trước đóng vai trò điều chỉnh nhằm phân bổ các khoản trả trước mà doanh nghiệp đã chi. Khi phát sinh chi phí trả trước, kế toán có thể thực hiện bút toán chi phí trả trước vào bên Nợ TK 242 hoặc bên Có TK 111/ TK 112. Đến cuối kỳ kế toán, kế toán cần bút toán kết chuyển chi phí trả trước đã ghi nhận trước đó như sau:

- Tài khoản chi phí ghi vào Nợ TK 641/ TK 642 hoặc ghi Có ở TK 242
- Chi phí ngắn hạn và dài hạn phân bổ cho bộ phận bán hàng ghi Nợ TK 6421
- Số chi phí ngắn hạn và dài hạn phân bổ cho bộ phận quản lý ghi Nợ TK 6422
- Tổng số đã phân bổ trong kỳ ghi vào bên Có TK 142/ TK 242 hoặc bên Nợ TK 154/ TK 241/ TK 622/ TK 627/ TK 641/ TK 642
- Tổng chi phí phát sinh trong kỳ ghi vào bên Có TK 242
Chuyển thuế giá trị gia tăng
Kết chuyển cuối kỳ cho thuế GTGT là việc bù trừ số thuế GTGT đầu ra phải nộp với số thuế GTGT đầu vào mà doanh nghiệp được khấu trừ. Kế toán viên sẽ chuyển thuế này vào bên Nợ TK 3331 hoặc bên Có TK 1331. Việc bút toán kết chuyển thuế GTGT theo nguyên tắc là:

- Nếu thuế đầu vào nhỏ hơn thuế đầu ra thì số thuế chênh lệch mà doanh nghiệp phải nộp sẽ được khấu trừ hết trong thuế đầu vào
- Nếu thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì doanh nghiệp được khấu trừ hết ở thuế đầu ra và số chênh lệch tiếp tục được khấu trừ chuyển kỳ
- Bút toán kết chuyển cuối kỳ cho GTGT chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Chuyển cuối kỳ về doanh thu, thu nhập
Khi hạch toán bút toán kết chuyển cuối kỳ cho các khoản giảm trừ doanh thu thì kế toán sẽ ghi Nợ TK 511 hoặc ghi Có TK 521 (Theo thông tư 200). Còn khi thực hiện kết chuyển theo Thông tư 133 thì kế toán không cần ghi TK 521 vì đã giảm trực tiếp trên TK 511.
- Khi hạch toán kết chuyển cuối kỳ cho doanh thu/ thu nhập khác: Doanh thu từ hàng hóa/ dịch vụ ghi Nợ TK 511; Doanh thu từ các hoạt động tài chính khác ghi Nợ TK 515; Các khoản thu nhập khác ghi Nợ TK 711; Kết quả kinh doanh cuối kỳ ghi Có TK 911
- Khi hạch toán kết chuyển cuối kỳ cho thuế TNDN vào cuối năm ghi Nợ TK 911 hoặc Có TK 821

- Khi hạch toán bút toán kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp (tạm tính) ghi Có TK 821 hoặc Có TK 3334
- Hạch toán thiếu nếu tiền thuế theo tờ khai quyết toán thuế hàng quý nhỏ hơn số tạm nộp hàng tháng thì ghi vào Nợ TK 821 hoặc Có TK 3334
- Hạch toán thừa nếu số tiền thực tế nhỏ hơn số tạm nộp hàng quý thì ghi Nợ TK 3334 hoặc Có TK 821
Chuyển chi phí lãi lỗ

Kết chuyển cuối kỳ lỗ lãi là việc cộng lãi hoặc trừ lỗ vào năm tiếp theo của doanh nghiệp. Việc kết chuyển này sẽ giúp doanh nghiệp xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong 1 năm. Cụ thể thì cách bút toán kết chuyển chi cuối kỳ cho chi phí lãi lỗ là:
- Hạch toán kết chuyển các chi phí khác ghi Nợ TK 911
- Giá vốn hàng bán ghi Có TK 632
- Chi phí tài chính ghi Có TK 635
- Chi phí bán hàng ghi Có TK 642
- Chi phí quản lý doanh nghiệp ghi Có TK 641
- Hạch toán bút toán kết chuyển nếu là lãi ghi Nợ TK 911 hoặc Có TK 4212
- Hạch toán bút toán kết chuyển nếu là lỗ ghi Nợ TK 4212 hoặc Có TK 911
Kết chuyển cuối kỳ là một nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán. Đồng thời cũng là cơ sở để doanh nghiệp xác định số thuế TNDN phải nộp cho Ngân sách Nhà nước. Truy cập vào Vinaaccounting.vn để biết thêm các nghiệp vụ quan trọng trong kế toán nhé.
Xem thêm: