Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh – Tài Khoản 911

Kế toán xác định kết quả kinh doanh như thế nào? Đây là nghiệp vụ mà bất kỳ kế toán cũng cần nắm được trong quá trình làm việc. Để tìm hiểu rõ hơn về cách hạch toán xác định kết quả kinh doanh, cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu rõ hơn ngay trong bài viết ngắn gọn sau đây.

Xác định kết quả kinh doanh được hiểu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về khái niệm xác định kết quả kinh doanh là gì thì bạn cần nắm được thông tin về kết quả kinh doanh là gì? Kết quả kinh doanh là một dạng số lãi hoặc lỗ trong một kỳ kế toán do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại.

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm 3 kết quả:

  • Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là con số chênh lệch giữa doanh thu thuần và vốn hàng bán, chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp. Trị giá vốn hàng bán bao gồm các loại chi phí liên quan tới hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí cho thuê hoạt động,..
  • Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa chi phí hoạt động tài chính và thu nhập của các hoạt động tài chính.
  • Kết quả hoạt động khác: Đây là con số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác.
Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh là gì
Ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh là gì

Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là việc xác định và nhận xét kết quả của các hoạt động kinh doanh cùng một số hoạt động khác trong kỳ kế toán năm của công ty.

Tài khoản sử dụng trong việc xác định kết quả kinh doanh

Hạch toán xác định kết quả kinh doanh thông qua tài khoản 911. Cụ thể:

Bên nợ

  • Ghi nhận trị giá vốn có của sản phẩm, các loại bất động sản đầu tư, hàng hóa và dịch vụ đã bán.
  • Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thu thuế thu nhập của doanh nghiệp và các khoản phí khác.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản phí bán hàng.
  • Kết chuyển lãi.

Bên có

  • Ghi nhận các kết quả doanh thu thuần về thuần về số sản phẩm, bất động sản đầu tư, hàng hóa và các loại dịch vụ đã bán ra trong kỳ.
  • Doanh thu từ các hoạt động tài chính và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu nhập khác.
  • Kết chuyển lỗ.

Nguyên tắc kế toán của tài khoản 911 là gì?

Dựa vào điều 96 của Thông tư 200/2014/TT-BTC: Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh được sử dụng trong việc xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng cùng chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Kết quả hoạt động tài chính:  Là con số chênh lệch giữa mức thu nhập trong hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
  • Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản chi phí và nguồn thu nhập khác.
Các nguyên tắc kế toán của tài khoản 911
Các nguyên tắc kế toán của tài khoản 911

Tài khoản này cần phải phản ánh đầy đủ và chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng cần phải hạch toán chi tiết theo từng loại như sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, tài chính,.. Trong từng loại hoạt động kinh doanh đều cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành, từng dịch vụ.

Sơ đồ hướng dẫn hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Kế toán xác định kết quả kinh doanh thường sẽ thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Chính vì vậy mà vào cuối kỳ kế toán cần phải thực hiện các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh cụ thể như sau:

Kết chuyển các khoản phí làm giảm đi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

Xác định các khoản thuế làm giảm đi doanh thu để xác định doanh thu thuần

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và các khoản cung cấp dịch vụ.
  • Có TK 333 – Thuế và các khoản cần phải nộp cho Nhà nước.

Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần

  • Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh chuẩn nhất
Sơ đồ kế toán xác định kết quả kinh doanh chuẩn nhất

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác

  • Nợ TK 511 – Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Nợ TK 711 – Các khoản thu nhập khác.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Kết chuyển giá vốn hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  • Có TK 632 – Giá vốn hàng đã bán.

Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính cùng các khoản chi phí khác.

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 635 – Chi phí tài chính.
  • Có TK 811 – Chi phí khác.

Kết quả chi phí bán hàng phát sinh trong một kỳ

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 641 – Chi phí bán hàng.

Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Trường hợp TK 821 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì ghi:
  • Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp TK 821 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì ghi:

  • Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
  • Xác định kết quả kinh doanh

Trường hợp có lãi, kết toán chuyển lãi sẽ là:

  • Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
  • Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Trường hợp, kế toán chuyển lỗ:

  • Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
  • Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Các nội dung kế toán cần lưu ý trong khi xác định kết quả kinh doanh

Kế toán xác định kết quả kinh doanh cần chú ý các nội dung sau:

  • Việc xác định kết quả kinh doanh cần làm theo đúng các nguyên tắc kế toán, đặc biệt là nguyên tắc phù hợp với nguyên tắc nhất quán.
  • Để xác định được kết quả kinh doanh chính xác nhất thì cần xác định được yếu tố doanh thu và chi phí trong kỳ của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
    • Doanh thu chỉ được ghi nhận trong trường hợp đáp ứng đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định đã đề ra.
    • Xác định chính xác trường hợp nào được ghi nhận là khoản giảm trừ doanh thu.
    • Xác định chính xác các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp,..
  • Trước khi khóa sổ kế toán để tính kết quả kinh doanh, kế toán cần thực hiện các bút toán điều chỉnh dưới đấy:
    • Điều chỉnh chi phí và doanh thu nhằm đảm bảo các nguyên tắc phù hợp để xác định chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty.
    • Điều chỉnh các khoản doanh thu của doanh nghiệp trên nguyên tắc cơ sở dồn tích để ghi nhận các lợi ích kinh tế.
    • Trên cơ sở lợi nhuận kế toán xác định hàng quý, năm kế toán điều chỉnh xác định thu nhập tính thuế để thuế thu nhập doanh nghiệp từ đó được ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp,..

Lời kết

Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về vấn đề kế toán xác định kết quả kinh doanhVINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng bài viết ngắn gọn trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xác định kết quả kinh doanh cũng như các kiến thức bổ ích khác.

Xem thêm: