Kế toán sản xuất là gì? Vai trò và công việc của một kế toán sản xuất

Kế toán sản xuất là một trong số các vị trí cực kỳ quan trọng đối với hệ thống hạch toán kế toán doanh nghiệp. Vậy vai trò và nhiệm vụ của kế toán sản xuất là gì? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu các thông tin nền tảng về hình thức kế toán này trong bài viết dưới đây.

1. Kế toán sản xuất là gì?

Trước tiên bạn cần hiểu, sản xuất là một quá trình yêu cầu sự kết hợp giữa sức lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động, nhằm mục đích tạo ra sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình này sẽ xuất hiện rất nhiều chi phí cần theo dõi, bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí hao mòn tài sản cố định, chi phí tiền lương và các chi phí khác liên quan.

Như vậy, kế toán sản xuất là tập hợp các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp phát sinh trong quá trình sản xuất tại doanh nghiệp. Tổng hợp được chi phí sản xuất, doanh nghiệp mới có thể tính toán giá thành thực tế của thành phẩm.

Kế toán sản xuất

2. Vị trí kế toán sản xuất làm các công việc gì?

2.1. Công tác kế toán

  • Theo dõi hàng hóa, nguyên vật liệu nhập vào, nợ công với nhà cung cấp.
  • Theo dõi, phản ánh, hạch toán nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm hằng ngày một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời.
  • Theo dõi chi tiết tài sản cố định (TSCĐ) và khấu hao TSCĐ. Mở sổ theo dõi tài khoản công cụ dụng cụ.
  • Tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán dựa theo định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản…
  • Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, chịu trách nhiệm bảo mật số liệu kế toán.
  • Chịu trách nhiệm đối với sử dụng và khai thác phần mềm kế toán.

Kế toán sản xuất

2.2. Công tác quản lý kho

  • Tổ chức, sắp xếp kho, bảo quản, phân loại nguyên vật liệu, hàng hóa sao cho dễ tìm, dễ lấy.
  • Kiểm tra công tác nhập, xuất nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Kiểm kê định kỳ hàng tồn kho thực tế của vật tư và thành phẩm để so sánh với sổ sách ghi chép.
  • Lên kế hoạch, quy trình quản lý kho, đào tạo nhân viên.
  • Giám sát, kiểm tra thủ kho về các công việc như bảo quản, cấp phát vật tư, thành phẩm.
  • Lập biên bản đánh giá đạt hoặc không đạt đối với nhân viên.
  • Phối hợp với các phòng quản lý sản xuất để kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang.
  • Chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai ở kho hàng.

Kiểm tra các nhân viên dưới quyền chỉ đạo như sau:

  • Quản lý, phân chia nhiệm vụ cho các thủ kho.
  • Hướng dẫn, phân công công việc cho thủ kho và phụ kho.
  • Kiểm tra, giám sát, đào tạo nhân viên về nội quy kho.
  • Đánh giá nhân viên.

2.3. Phối hợp với các phòng hữu quan để xử lý công việc

  • Nhập số liệu tồn kho chính xác, đúng hạn cho phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh.
  • Hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư.
  • Lập phiếu xuất vật tư dùng trong sản xuất hàng ngày.
  • Chỉ đạo các kho hoàn thành đúng thủ tục phục vụ công tác sản xuất, kinh doanh.
  • Cập nhật và xác nhận bảng lương trong khối sản xuất.
  • Cung cấp số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan.
  • Đảm nhận các công việc khác nếu được phân công.
  • Có thể làm thay việc của nhân viên khác khi cần thiết.

Kế toán sản xuất

2.4. Tiêu chuẩn của vị trí kế toán sản xuất

Tiêu chuẩn công việc của một kế toán sản xuất như sau:

  • Có bằng cử nhân chuyên ngành kế toán.
  • Đã có kinh nghiệm làm việc.
  • Nắm vững quy định về thuế, nguyên tắc, chuẩn mực tài chính & kế toán.
  • Có kỹ năng thu thập thông tin, thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp, lập báo cáo…

Như vậy sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có một góc nhìn chi tiết và khách quan về vai trò, nhiệm vụ của công việc kế toán sản xuất. Vina Accounting hy vọng bạn đã nắm rõ các kiến thức cơ bản và áp dụng thành công. Mọi thắc mắc liên quan vui lòng liên với chúng tôi qua Hotline 0901 22 73 88 để được tư vấn giải pháp kế toán toàn diện.