Trong doanh nghiệp có nhiều vị trí kế toán khác nhau và kế toán nội bộ cũng là một trong số đó. Vậy kế toán nội bộ chính xác là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây của Vina Accounting để nhận được câu trả lời.
I. Thế nào là kế toán nội bộ?
Có rất nhiều các khái niệm, định nghĩa về kế toán nội bộ, tuy nhiên qua trải nghiệm thực tế từ công việc thì chúng tôi đúc kết định nghĩa như sau:
“Kế toán nội bộ trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả những phát sinh thực tế, từ những phát sinh không có các hóa đơn chứng từ, qua đó lấy căn cứ để xác định lãi lỗ thực tế của doanh nghiệp”.
II. Các công việc cụ thể cho một kế toán nội bộ
Trong doanh nghiệp, kế toán nội bộ sẽ đảm nhiệm toàn bộ các công việc ghi chép sổ sách kế toán những hoạt động diễn ra mỗi ngày:
- Phát hành, kiểm tra, kiểm soát tính chất hợp lệ, hợp pháp của những chứng từ kế toán nội bộ và luân chuyển theo đúng trình tự
- Hạch toán những chứng từ kế toán trong nội bộ
- Lưu giữ lại những chứng từ nội bộ một cách khoa học và an toàn
- Kiểm soát, phối hợp thực hiện công việc với những kế toán nội bộ khác
- Lập các báo cáo theo tuần, tháng, quý hoặc những báo cáo đột xuất theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp
Bên cạnh đó, kế toán nội bộ có thể thống kê và phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Nhờ đó tư vấn cho giám đốc điều hành để đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời.
III. Trách nhiệm và vai trò của kế toán
Trong các doanh nghiệp, kế toán đóng góp một phần công sức vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhờ kiểm soát và hạn chế tình trạng thiếu hụt tài chính cho doanh nghiệp. Công việc của kế toán là theo dõi cặn kẽ quá trình hoạt động của công ty, kiểm tra, phân tích thông tin, số liệu kế toán một cách hợp lý, cụ thể. Từ đó sẽ thống kê, tổng kết để đưa ra được báo cáo kết quả cuối cùng nhằm giúp cấp trên nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, kế toán cũng góp phần vào hoạch định kế hoạch làm việc đạt hiệu quả hơn. Theo Điều 4 Luật kế toán 2015, kế toán phải chịu trách nhiệm:
“1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”
IV. Phân loại các kế toán nội bộ
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chỉ có 1 đến 2 người làm công việc kế toán nội bộ, tuy nhiên những công ty lớn thì sẽ có nhiều kế toán nội bộ, mỗi người đảm nhiệm một mảng riêng.
1. Kế toán cho thu chi (thủ quỹ)
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản thu – chi – tồn của quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ để báo cáo khi cần cho Ban giám đốc và Kế toán trưởng.
- Thực hiện theo quy định về trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt đã nêu trên.
2. Kế toán ở kho
Lập các chứng từ xuất và nhập hàng căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho lên báo cáo nhập xuất và tồn hàng.
3. Kế toán ngân hàng
Công việc của kế toán ngân hàng là lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền và nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ theo dõi luồng tiền qua ngân hàng cuối tháng để đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.
4. Kế toán tiền lương
Căn cứ vào những quy định của doanh nghiệp mà kế toán tiền lương sẽ phải soạn thảo và quản lý hợp đồng lao động; xây dựng quy chế lương và cách tính, thanh toán lương; quản lý theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
5. Kế toán cho bán hàng
- Thực hiện những nghiệp vụ kế toán phát sinh ở công ty
- Tạo thẻ VIP cho khách hàng (nếu có)
- Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào trong phần mềm kế toán
- Tổng hợp số liệu bán hàng, mua hàng mỗi ngày để báo cáo cho trưởng phòng Kế toán.
- Hỗ trợ cho Kế toán tổng hợp
- Kiểm tra và đối chiếu số liệu mua bán hàng trên phần mềm so với số liệu kho và công nợ
- Theo dõi và tính khoản chiết khấu cho khách hàng
- Hỗ trợ cho bộ phận kế toán mỗi lúc cần
Vào cuối ngày:
- Kê chi tiết những hoá đơn bán hàng và tính tổng giá trị hàng đã bán, thuế giá trị gia tăng (nếu có) trong ngày
- Đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn hàng vào cuối ngày.
6. Kế toán công nợ
- Nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng cũng như nhà cung cấp.
- Xác nhận (Release) hoá đơn bán hàng và chứng từ thanh toán.
- Kiểm tra công nợ.
- Theo dõi kỹ tình hình thanh toán của khách hàng, khi khách hàng trả tiền thì cần tách những khoản nợ theo hợp đồng, theo từng hoá đơn bán hàng.
- Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với những chi nhánh, những công ty về thiết kế web
- Lập báo cáo công nợ cũng như công nợ đặc biệt
- Công nợ tạm ứng, công nợ ủy thác
7. Kế toán tổng hợp
Có nhiệm vụ ghi ché và phản ánh một cách tổng quan nhất trên các tài khoản, sổ kế toán cũng như những báo cáo tài chính theo chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
8. Kế toán trưởng
Điều hành công việc, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát tình hình số liệu của kế toán tổng hợp và những kế toán viên khác sao cho hợp lý và tuân thủ đúng theo quy định, tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp về tình hình tài chính, về lợi nhuận và hướng phát triển nào có lợi nhất cho doanh nghiệp.
9. Kiểm soát nội bộ
Quan sát và giám sát những hoạt động trong công ty, kiểm soát chất lượng nhân viên, sự cố của hệ thống, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, chi phí quản lý,.. để báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra và đề xuất những giải pháp kiến nghị cần thiết cho việc đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn theo đúng pháp luật.
V. Những yêu cầu cho kế toán nội bộ
Ngoài những mô tả công việc cho kế toán nội bộ thì vị trí này còn phải làm thực hiện những yêu cầu nhất định để có thể trở thành một kế toán viên giỏi:
- Sở hữu nghiệp vụ kế toán cũng như kiến thức chuyên môn cao: Tốt nhất là nên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, thành thạo những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản như làm báo cáo, kiểm tra và lưu trữ các số liệu, hạch toán chứng từ,…
- Trung thực: đây là yếu tố quan trọng vì thông tin phải được ghi chép cẩn thận và đúng với số liệu thực tế nhất. Kế toán nội bộ cũng phải bảo mật những thông tin trong suốt quá trình làm việc tại công ty, vì nếu xảy ra rò rỉ thông tin thì nhân viên kế toán nội bộ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Có khả năng tính toán và nhạy bén với số liệu: Kế toán nội bộ phải thường xuyên tiếp xúc với các con số và báo cáo. Vì thế, việc tính toán nhanh nhạy và chính xác sẽ hạn chế hết mức các rủi ro sai số.
- Kỹ năng giao tiếp: Kế toán nội bộ cần có kỹ năng giao tiếp để dễ dàng phối hợp với những kế toán nội bộ khác trong doanh nghiệp, nâng cao hiệu suất làm việc.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Việc làm báo cáo chứng từ mỗi ngày yêu cầu một kỹ năng tin học nhất định để tiết kiệm được thời gian và nâng cao độ chính xác của số liệu.
Vina Accounting đã chia sẻ cho bạn về kế toán nội bộ cũng như những công việc của kế toán nội bộ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0901 22 73 88 hoặc truy cập vào website vinaaccounting.vn để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất từ chúng tôi.