Ngân hàng là tổ chức tín dụng thực hiện những hoạt động liên quan đến dòng tiền, mà những số liệu đó cần được ghi chép cụ thể và cẩn thận. Vì vậy kế toán ngân hàng đóng vai trò không nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vị trí này trong bài viết dưới đây của Vina Accounting.
I. Tìm hiểu về kế toán ngân hàng
1. Thế nào là kế toán ngân hàng?
Kế toán ngân hàng (Bank Accountant) là người trực tiếp xử lý, phân tích những nghiệp vụ kế toán, tài chính và cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động tiền tệ của ngân hàng dựa theo quy định của pháp luật.
Kế toán và kế toán ngân hàng khác nhau ở chỗ kế toán bao gồm cả kế toán ngân hàng. Kế toán ngân hàng thì chỉ làm việc cho ngân hàng, nắm rõ những quy định cũng như phương thức hoạt động của ngân hàng và các bên liên quan là đủ.
2. Kế toán ngân hàng có đặc điểm gì?
- Tính tổng hợp, tính xã hội cao: Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính, là nơi diễn ra các giao dịch một cách thường xuyên và liên tục. Do đó, một kế toán ngân hàng phải làm việc với vô số những cá nhân, tổ chức ở các ngành nghề khác nhau. Ngoài ra, họ phải tổng hợp, phản ánh tất cả các giao dịch tài chính như thanh toán, tín dụng, tiền tệ,…
- Xử lý nghiệp vụ theo quy trình một cách chặt chẽ: Vì ngân hàng làm các công việc liên quan trực tiếp đến dòng tiền, mà đôi khi là những nguồn tiền rất lớn nên phải có quy trình chặt chẽ. Công việc của kế toán ngân hàng ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động, bộ phận khác nên buộc họ phải xử lý mọi thứ thật chặt chẽ và đúng quy trình.
- Có tính cập nhật và độ chính xác cao: Ngân hàng có 2 yếu tố cực kỳ quan trọng, đó là nguồn vốn và sự luân của nó trong quỹ tiền tệ. Khi có những nghiệp vụ mới liên quan đến 2 hoạt động này thì công việc của kế toán ngân hàng là thu thập, ghi chép lại một cách chính xác, không được sai sót. Hơn nữa, họ phải cập nhật các nguồn vốn kịp thời để ngân hàng xác định được nguồn vốn hiện có tại từng thời điểm.
- Có khối lượng chứng từ phức tạp: Những hoạt động giao dịch giữa ngân hàng và các khách hàng của họ rất đa dạng và thường xuyên. Điều đó dẫn đến việc khối lượng chứng từ, sao kê,… là vô cùng khổng lồ và phức tạp. Vì vậy, kế toán ngân hàng phải giải quyết khối lượng giấy tờ lớn và giải quyết công việc rắc rối mỗi ngày.
3. Những đối tượng của kế toán ngân hàng
Đối với kế toán ngân hàng thì có 3 đối tượng chính phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng và cung cấp các thông tin kế toán quan trọng theo từng thời kỳ.
- Tài sản phân theo hình thái biểu hiện và tình trạng: tài sản có, sử dụng vốn và vốn.
- Nguồn tạo nên tài sản (thể hiện được nguồn gốc của tài sản và dòng tiền trong ngân hàng): nguồn vốn hoặc tài sản nợ.
- Sự luân chuyển của tài sản giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
4. Những nguyên tắc cơ bản nhất của kế toán
- Cơ sở dồn tích: Tất cả những nghiệp vụ kế toán tài chính của doanh nghiệp ví dụ như tài sản, nợ phải trả đều cần được ghi chép vô sổ kế toán ngay tại thời điểm phát sinh chứ không phải dựa vào thời điểm thực tế thu, chi tiền hoặc khoản giá trị nào đó tương đương tiền. Những báo cáo tài chính lập trên nguyên tắc này để thể hiện rõ tình hình tài chính tại từng thời điểm cụ thể.
- Hoạt động liên tục: Tất cả những báo cáo tài chính cần phải được lập với việc giả sử rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần. Trong một số trường hợp đặc biệt thực tế khác giả định thì cần giải trình thích đáng để lập báo cáo. Bên cạnh đó, những khoản dự phòng được lập ra phải theo đúng nguyên tắc, không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản phải trả và khoản chi phí. Chỉ được ghi nhận doanh thu, thu nhập, khoản chi phí khi chắc chắn những bằng chứng về khả năng thu được lợi ích về kinh tế, phát sinh chi phí.
- Giá gốc: Mọi tài sản của doanh nghiệp cần được ghi nhận theo giá mà doanh nghiệp chi trả để sở hữu tài sản đó. Giá gốc được tính trên số tiền hoặc khoản tương đương số tiền đã thanh toán, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó xác định tại thời điểm tài sản được ghi nhận. Kế toán không có quyền tự ý điều chỉnh giá gốc của tài sản này trừ khi có quy định cụ thể trong luật kế toán hay chuẩn mực kế toán.
- Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải đồng bộ với nhau. Nghĩa là mỗi khi ghi nhận một khoản doanh thu thì buộc phải có một khoản chi phí tương ứng (chi phí của kỳ trước, chi phí liên quan đến doanh thu trong kỳ đó). Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp phân tích và tính toán chính xác phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, làm tiền đề để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước.
- Nhất quán: Những chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cần có sự thống nhất. Nếu có sự thay đổi nào đó về chính sách hoặc phương pháp kế toán thì cần bổ sung trong phần thuyết minh báo cáo và phải giải trình lý do cùng sự ảnh hưởng của nó đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Thận trọng: Kế toán phải luôn cân nhắc thật kỹ lưỡng để lập các ước tính kế toán trong những điều kiện chưa có sự chắc chắn cao. Cụ thể hơn là không lập các khoản dự phòng quá lớn, không được đánh giá cao hơn giá trị tài sản và khoản thu nhập, không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản phải trả và khoản chi phí. Chỉ được ghi nhận doanh thu, thu nhập, khoản chi phí khi chắc chắn những bằng chứng về khả năng thu được lợi ích về kinh tế, phát sinh chi phí.
- Trọng yếu: Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không có độ chính xác cao sẽ làm sai lệch báo cáo tài chính. Vì vậy dù thông tin rất nhỏ cũng sẽ trở nên quan trọng trong một vài trường hợp. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét dựa trên cả hai phương diện là định tính và định lượng.
II. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
- Ghi nhận, phản ánh thông tin: Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi nhận đầy đủ, phản ánh chính xác, kịp thời những nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng quy định. Việc này giúp cho mọi công việc được rõ ràng giữa các bên liên quan và bảo vệ an toàn tài sản của những ai mở tài khoản tại ngân hàng.
- Phân tích, tổng hợp số liệu: Kế toán ngân hàng cần sử dụng chính xác phương pháp kế toán để tổng hợp, phân tích số liệu từ những giao dịch, nghiệp vụ phát sinh. Cần tạo được nguồn thông tin sổ sách liên quan đến tài chính hợp lý và đúng đắn phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất giải pháp hoạt động hiệu quả cho ngân hàng.
- Kiểm tra, giám sát quy trình sử dụng vốn: Với những khoản thu chi tài chính và quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng, kế toán ngân hàng phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình đó; từ đó góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng cường kỷ luật về tài chính, củng cố chế độ hạch toán và kế toán của ngân hàng.
- Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ cho khách hàng: Ngoài những hoạt động bên trong thì ngân hàng cũng phải phải phục vụ, đáp ứng nhu cầu của những khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, kế toán ngân hàng phải cần chức công tác kế toán tốt và thực hiện hoạt động tiếp nhận vấn đề, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm, có quy trình rõ ràng để tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng.
III. Công việc của một kế toán ngân hàng
- Kiểm tra sự đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp lên ngân hàng.
- Kiểm tra sự hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp lên ngân hàng.
- Kiểm tra kỹ chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng.
- Kiểm tra số dư các tài khoản và thực hiện bút toán chênh lệch tỷ giá giữa các tài khoản ngân hàng.
- Kiểm tra, lập, theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
- Kiểm tra số dư tài khoản gửi các ngân hàng để xem sự tăng giảm, sau đó báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay từ ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ mở tín dụng thư (L/C), theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các L/C.
- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển đến cho người kiểm tra.
Bài viết trên đây của Vina Accounting đã cung cấp cho bạn kiến thức về kế toán ngân hàng, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kế toán ngân hàng hoặc những vấn đề khác về kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập website vinaaccounting.vn để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất từ chúng tôi.