Kế toán doanh thu: Công việc và một số điều cần lưu ý

Công tác kế toán doanh thu được hoàn thành tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý được nguồn thu, từ đó đề ra những quyết định đúng đắn. Vậy chính xác kế toán doanh thu phải làm gì? Cùng Vina Accounting tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Kế toán doanh thu

I. Định nghĩa kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu (Revenue Accountant) là công việc kế toán có vai trò thống kê và tổng hợp những chứng từ bán hàng cũng như kiểm soát tình hình tài chính của khách hàng trong doanh nghiệp.

II. Công việc của một kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu trong một doanh nghiệp nhỏ có thể kiêm kế toán công nợ phải thu, kiêm kế toán thuế, hoặc kiêm kế toán bán hàng,… hoặc kế toán doanh thu có thể là một phần nhỏ trong công việc của kế toán tổng hợp.

Đối với những doanh nghiệp lớn hơn sẽ có vị trí riêng cho kế toán doanh thu. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp mà công việc của kế toán doanh thu sẽ khác nhau, miễn sao kế toán phải hiểu rõ quy định về kế toán doanh thu để áp dụng vào từng doanh nghiệp.

1. Công việc hàng ngày

  • Theo dõi doanh thu qua những kênh bán hàng: bán buôn; bán lẻ ở các cửa hàng, showroom; buôn bán online qua các kênh thương mại điện tử,..
  • Tiếp nhận báo cáo bán hàng mỗi ngày của những kênh bán hàng, từ đó nhắc nhở nộp báo cáo cũng như tiền hàng đúng thời gian; kiểm tra và cập nhật đúng số liệu doanh thu trên những kênh bán hàng.
  • Đối chiếu giá cả trên các kênh bán hàng so với chính sách giá của doanh nghiệp.
  • Theo dõi, kiểm tra đầy đủ những khoản giảm trừ doanh thu; đảm bảo những khoản khuyết mãi hay miễn phí đã và đang được áp dụng phải đảm bảo thuân theo chính sách đã duyệt; báo cáo kịp thời cho Kế toán trưởng xử lý khi phát hiện ra sai phạm.
  • Lập phiếu kế toán doanh thu và báo cáo doanh thu mỗi ngày.
  • Tiếp nhận báo cáo hàng ngày từ thu ngân, sau đó kiểm tra và đối chiếu với phần mềm quản lý hệ thống.
  • Theo dõi quyết toán bán hàng từng ngày (đối chiếu sự khớp đúng số lượng hàng bán ra và lợi nhuận thu về).
  • Lập hóa đơn giá trị gia tăng và hạch toán doanh thu từng ngày đúng theo quy định về nguyên tắc ghi nhận doanh thu cũng như thời điểm xuất hóa đơn.
  • Đảm bảo về sự đầy đủ và chính xác của các bộ hồ sơ sau đây: hóa đơn, hợp đồng, biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, chính sách bán hàng, thanh lý hợp đồng, chính sách thu tiền và giao hàng,..
  • Xử lý những trường hợp liên quan đến doanh thu, xuất hóa đơn giảm trừ, chiết khấu, hàng bán trả lại… theo đúng quy định.

Xem thêm:

2. Công việc theo kỳ

  • Lập báo cáo doanh thu chi tiết từ các kênh, cửa hàng, showroom; tổng hợp và đối chiếu doanh thu giữa sổ chi tiết và tổng hợp doanh thu, khi phát hiện sai lệch cần tìm ra nguyên nhân và sửa chữa kịp thời.
  • So sánh số phải thu và số đã thu được, lên các báo cáo thừa/ thiếu, phát hiện ngay khi có sai sót.
  • Lập các báo cáo giảm trừ và điều chỉnh để gửi cho Kế toán trưởng, Giám đốc điều hành kiểm tra, phê duyệt.
  • Lập báo cáo thường ngày, tóm tắt báo cáo và nhật ký doanh thu theo đúng quy định.
  • Lập các báo cáo quản trị về doanh thu, dòng tiền thu, phân tích doanh thu.
  • Báo cáo tổng hợp doanh thu lũy kế theo tháng, quý, năm, theo dõi biến động của doanh thu và tìm hiểu nguyên nhân.
  • Lập bảng kê thuế giá trị gia tăng đầu ra, kết hợp với kế toán thuế để kiểm soát và lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn…

3. Những công việc khác

  • Lưu giữ, sắp xếp, bảo quản những hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan đến doanh thu.
  • Lập các báo cáo phân tích doanh thu, dòng tiền thu, tiến độ thu tiền, các khoản phải thu,…
  • Phối hợp với những phòng ban, bộ phận kế toán khác trong công việc từng ngày, hỗ trợ việc sắp xếp, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán.
  • Phối hợp với những bộ phận khác để chuẩn bị hồ sơ, chứng từ phòng khi cơ quan thuế thanh tra đến kiểm tra.
  • Chủ động đưa ra những đề xuất giúp quản lý doanh thu hiệu quả.
  • Làm báo cáo công việc đột xuất mỗi khi được yêu cầu.

kế toán doanh thu

III. Một số loại doanh thu phát sinh trong doanh nghiệp và tài khoản sử dụng

1. Tài khoản 511 

1.1. Tài khoản 511 – Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 511 – Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bên nợ Bên có
Số thuế được tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu nộp trên doanh thu bán hàng thực tế Doanh thu bán hàng toàn kỳ và kinh doanh bất động sản đầu tư
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo cách trực tiếp Những khoản phụ giá, trợ thu được tính vào phần doanh thu
Doanh thu hàng bị trả lại kết chuyển cuối kỳ
Các khoản giảm giá sản phẩm bán kết chuyển cuối kỳ
Khoản chiết khấu kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển doanh thu thuần vô Tài khoản 911

1.2. Tài khoản 511 – Doanh thu do bán hàng và cung cấp dịch vụ có 5 tài khoản cấp 2

TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có 5 tài khoản cấp 2

2. Tài khoản 512

2.1. Tài khoản 512 – Doanh thu từ việc bán hàng nội bộ

TK 512 – Doanh thu từ việc bán hàng nội bộ

kế toán doanh thu

Bên nợ Bên có
Trị giá sản phẩm bán bị trả lại, khoản giảm giá của hàng hóa đã bán trong nội bộ kết chuyển cuối kỳ  Tổng doanh thu bán hàng trong nội bộ của đơn vị trong kỳ kế toán
Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số hàng hóa đã bán trong nội bộ
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp dựa theo phương pháp trực tiếp 
Kết chuyển doanh thu bán hàng trong nội bộ thuần vô tài khoản 911 

2.2. Tài khoản 512 – Doanh thu từ việc bán hàng nội bộ có 3 tài khoản cấp 2

TK 512 – Doanh thu từ việc bán hàng nội bộ có 3 tài khoản cấp 2

kế toán doanh thu

3. Tài khoản 515 – Doanh thu cho hoạt động tài chính

TK 515 – Doanh thu cho hoạt động tài chính

Bên nợ Bên có
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp dựa theo phương pháp trực tiếp Số tiền lãi, số cổ tức và số lợi nhuận được chia
Kết chuyển tổng doanh thu hoạt động tài chính thuần vô Tài khoản 911 Lãi nhờ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết
Khoản chiết khấu thanh toán được thụ hưởng
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh nằm trong kỳ của hoạt động kinh doanh
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong khi bán ngoại tệ
Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ mang gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh
Kết chuyển hay phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước khi hoạt động) đã hoàn thành việc đầu tư vào mục doanh thu hoạt động tài chính
Phần doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ

4. Tài khoản 521

4.1. Tài khoản 521 – Những khoản giảm trừ doanh thu

TK 521 – Những khoản giảm trừ doanh thu

Bên nợ Bên có
Số chiết khấu đã được phê duyệt thanh toán cho khách hàng Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại, giảm giá, doanh thu hàng bán bị trả lại vào tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định lại doanh thu thuần của kỳ
Số giảm giá hàng được bán đã được chấp nhận cho người mua hàng
Số doanh thu của sản phẩm bị trả lại, đã trả lại tiền cho khách hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về hàng đã bán

4.2. Tài khoản 521 – Những khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2

TK 521 – Những khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2

 

5. Tài khoản 711 – Thu nhập khác

TK 711 – Thu nhập khác

Bên nợ Bên có
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) tính dựa trên phương pháp trực tiếp đối với những khoản thu khác phải nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp Những khoản thu nhập khác có phát sinh trong kỳ
Cuối kỳ kết chuyển những khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911

IV. Một số lưu ý trong công việc kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu cần theo dõi sát sao những khoản thu theo từng nội dung phát sinh, cần chi tiết từng mã hợp đồng, dự án, sản phẩm; thường xuyên phân tích và đánh giá biến động doanh thu để so sánh giữa các kỳ kế toán.

1. Thời điểm ghi nhận doanh thu

Dựa theo Điều 3 thuộc Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi và bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC:

Thời điểm để xác định doanh thu tính thu nhập chịu thuế như sau:

  • Bán hàng hóa: thời điểm chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho khách hàng.
  • Hoạc động cung ứng dịch vụ: thời điểm hoàn thành cung ứng hoặc hoàn thành từng việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng trừ trường hợp được nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 thuộc Thông tư số 119/2014/TT-BTC.
  • Vận tải hàng không: thời điểm hoàn thành công việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho khách hàng.
  • Những trường hợp khác tuân theo quy định của pháp luật.

2. Những khoản thuế gián thu

Doanh thu trong việc cung cấp dịch vụ không bao hàm những khoản thuế gián thu phải nộp.

Một số khoản thuế gián thu: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng dựa trên phương pháp trực tiếp.

Những khoản thuế gián thu có thể được trình bày theo 2 cách:

  • Cách 1: Trình bày giống một khoản giảm trừ doanh thu, giảm trừ trực tiếp khi ghi nhận được doanh thu.
  • Cách 2: Trình bày giống một khoản chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần thuế gián thu chưa được trình bày như một khoản giảm trừ doanh thu sẽ  được ghi nhận như một khoản chi phí được trừ trong kỳ kế toán.

3. Doanh thu chưa được thực hiện

Kế toán doanh thu phải lập bảng để theo dõi chi tiết doanh thu chưa được thực hiện hoặc phần doanh thu đã thực hiện tương ứng theo từng mã hợp đồng, dự án, sản phẩm.

Cần chú ý phân biệt doanh thu chưa thực hiện và người mua đã trả tiền trước như sau:

  • Ở thời điểm ghi nhận giao dịch, một phần doanh thu đã được thực hiện – doanh nghiệp đã giao quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng hoặc đã hoàn thành dịch vụ và chuyển giao cho khách hàng được ghi nhận là “Doanh thu chưa thực hiện”. 
  • Ở thời điểm ghi nhận giao dịch, chưa có khoản doanh thu nào – chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho khách hoặc đã hoàn thành dịch vụ và chuyển giao cho khách hàng thì được ghi nhận là “Người mua trả tiền trước”.

4. Việc ghi nhận doanh thu trong trường hợp khách hàng trả tiền trước

Khi khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế sẽ được ghi nhận theo 1 trong 2 cách sau:

  • Ghi nhận doanh thu của từng năm bằng tổng số tiền nhận được chia cho tổng số năm trả tiền trước.
  • Ghi nhận tổng số tiền thu trước vào doanh thu theo mục doanh thu trả tiền một lần.

5. Nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu

Doanh thu được ghi nhận phải tương ứng với chi phí ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp và được ghi rõ theo năm tài chính tương ứng. Mỗi khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra phần doanh thu đó.

Số chi phí được ghi nhận trong kỳ là tổng các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc việc số chi phí đó được chi ra trong kỳ nào. Chi phí cần ghi nhận tương ứng với doanh thu bao gồm:

  • Chi phí ở kỳ hiện hành tạo ra khoản doanh thu: các chi phí phát sinh thực tế trong toàn kỳ và những chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kỳ đó.
  • Chi phí của những kỳ trước hoặc tổng chi phí phải trả liên quan đến doanh thu của kỳ đó. 

Nhất là vào thời điểm chuyển giao giữa những năm tài chính, việc xác định doanh thu tương ứng với chi phí trong năm theo nguyên tắc phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đúng kết quả kinh doanh của từng kỳ và tính toán chính xác thu nhập chịu thuế, giúp các nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng mực.

6. Giao dịch mà không ghi nhận khoản doanh thu

Trong những trường hợp doanh nghiệp biếu tặng, tiêu dùng cho nội bộ, trao đổi lấy hàng hóa hoặc các dịch vụ tương tự, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn đầu ra đối với hàng hóa, dịch vụ tương ứng, nhưng phần giá trị tính thuế sẽ không được tính và ghi nhận như một khoản doanh thu. 

Như vậy cần chú ý tổng phát sinh của doanh thu trên tài khoản 511 sẽ khác biệt với chỉ tiêu số 34 tổng doanh thu của hàng hóa và dịch vụ bán ra trên tờ khai của thuế giá trị gia tăng.kế toán doanh thu

7. Chênh lệch tỷ giá

Việc ghi nhận tỷ giá trong kỳ được thực hiện cụ thể:

  • Tỷ giá ghi nhận doanh thu: tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp yêu cầu khách hàng thanh toán ngay thời điểm ghi nhận doanh thu. 
  • Nhận tiền trước của khách hàng bằng đơn vị ngoại tệ: Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền trước là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp yêu cầu khách hàng thanh toán ngay thời điểm nhận ứng trước. Doanh thu tương ứng với số tiền ứng trước chính là tỷ giá giao dịch thực tế.

Đánh giá sự chênh lệch tỷ giá trong kỳ: Kế toán nên lập một file để theo dõi chênh lệch tỷ giá của từng giao dịch, ghi nhận doanh thu tài chính và chi phí tài chính tại thời điểm giao dịch.

Đánh giá sự chênh lệch tỷ giá cuối kỳ: Tỷ giá áp dụng để đánh giá những khoản phải thu cuối kỳ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch ở cuối kỳ. 

Một lưu ý nữa là khi lên tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, khoản doanh thu tài chính tương ứng với phần lãi chênh lệch tỷ giá chưa được thực hiện cuối kỳ phát sinh sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế, tuy nhiên khoản chi phí tài chính phát sinh tương ứng với phần lỗ chênh lệch tỷ giá chưa được thực hiện cuối kỳ phát sinh sẽ không được tính vào chi phí, phải loại ra khi tính thuế thu nhập.

Bài viết trên đây của Vina Accounting đã chia sẻ đầy đủ về kế toán doanh thu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về kế toán doanh thu hoặc những vấn đề khác về kế toán, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập website vinaaccounting.vn để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất từ chúng tôi.