Kế toán doanh nghiệp là bộ phận không không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, việc tuyển dụng ứng viên cho vị trí này sẽ có nhiều tiêu chí khắt khe hơn và đòi hỏi có trình độ chuyên môn tốt. Để biết thêm thông tin về vai trò, công việc và lộ trình thăng tiến của một người kế toán doanh nghiệp ra sao, hãy cũng Vina Acounting tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các công việc mà kế toán doanh nghiệp cần phải làm
I. Toàn bộ các thông tin cơ bản về kế toán doanh nghiệp
1. Định nghĩa kế toán doanh nghiệp ra sao?
Kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp các thông tin kinh tế – tài chính dưới dạng giá trị, hiện vật, thời gian lao động tại các doanh nghiệp. Để thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, kế toán doanh nghiệp đã được chia thành hai mảng chính như sau:
- Kế toán thuế: Là bộ phận chịu trách nhiệm giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước và vận hành theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
- Kế toán nội bộ: Là bộ phận có trách nhiệm tổng hợp những phát sinh trong thực tế hoạt động, từ đó đưa ra số liệu thực chính xác của doanh nghiệp.
2. Ba thành phần chính của kế toán doanh nghiệp
Căn cứ vào quy định của pháp luật quy định hiện hành, kế toán doanh nghiệp gồm 3 thành phần chính sau:
- Kế toán: Kế toán hàng hóa, sản phẩm, nguyên vật liệu, kế toán chi phí và hạch toán giá thành.
- Giao dịch: Thực hiện giao dịch bằng tiền mặt, tiền gửi, ngoại tệ, tài sản cố định vô hình và hữu hình.
- Hạch toán: Tiến hành hạch toán tiền lương với người lao động, hạch toán ngân sách, hạch toán với đối tác và hạch toán người nhận tạo ứng.
Miêu tả công việc chi tiết của một người kế toán doanh nghiệp
3. Các phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán là công cụ giúp kế toán thu thập, xử lý và cung cấp thông tin đạt hiệu quả quản lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do báo cáo tài chính có các khoản mục khác nhau nên phương pháp hạch toán được phân loại như sau:
- Phương pháp chứng từ kế toán: Là phương pháp phản ánh nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh trong quá trình tổ chức. Điều này giúp kế toán viên cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và làm cơ sở ghi chép vào sổ kế toán.
- Phương pháp tài khoản kế toán: Là phương pháp cho phép doanh nghiệp phân loại, theo dõi, kiểm soát và phản ảnh biến động các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Phương pháp tính giá: Là phương pháp mà kế toán viên dùng thước đo tiền tệ để đo lường và ghi nhận giá trị của tài sản kế toán theo những nguyên tắc nhất định nhằm hỗ trợ xác định các khoản chênh lệch giữa kế toán và thuế.
- Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Là phương pháp tổng hợp các số liệu trên sổ sách để tạo nên báo cáo phục vụ cho việc quản lý. Từ đó, doanh nghiệp có thể thấy được tổng thể về tình hình tài sản và hiệu quả dùng vốn.
Xem thêm:
- Kế toán công nợ cần phải đảm nhận gì trong doanh nghiệp
- Vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
4. Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò thế nào?
Những vai trò cơ bản mà kế toán doanh nghiệp cần phải biết
Kế toán là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát chặt chẽ tất cải hoạt động kinh tế tài chính. Ngoài ra, kế toán còn phải cung cấp đầy đủ thông tin kịp thời, trung thực, minh bạch, đưa ra quyết định, đáp ứng các yêu cầu của công ty trong quá trình lên kế hoạch cũng như thanh kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Sự khác nhau giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán công
Sự khác biệt cơ bản nhất là về đối tượng và mục đích theo dõi.
- Đối tượng theo dõi của kế toán công phản ánh tình hình hoạt động của các tổ chức xã hội, không hướng đến mục đích kiểm tra, theo dõi doanh thu hay lợi nhuận của đối tượng đó.
- Đối tượng theo dõi của kế toán doanh nghiệp là tình hình hoạt động của công ty với mục đích phân tích doanh thu và chi phí phát sinh để đưa ra lợi nhuận chính xác nhất làm cơ sở cho các quyết định, từ đó giúp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
II. Một số điều mà kế toán doanh nghiệp nên nắm rõ
Quy định cần nắm về việc triển khai nghiệp vụ liên quan đến kế toán doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh: Là giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với các nội dung cơ bản gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa điểm và một số thông tin khác.
Chứng từ kế toán: Là loại giấy tờ phản ánh nghiệp vụ tài chính – kinh tế phát sinh được dùng làm căn cứ ghi vào sổ kế toán. Có thể phân loại chứng từ kế toán thành các nhóm cơ bản như sau:
- Chứng từ có liên quan đến tiền mặt: Phiếu thu – chi, giấy đề nghị tạm ứng và thanh toán,…
- Chứng từ có liên quan đến ngân hàng: Séc, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ, báo có, sổ phụ ngân hàng,…
- Chứng từ có liên quan đến tiền lương: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng tính và thanh toán lương, quy chế doanh nghiệp, …
- Chứng từ có liên quan đến mua bán hàng: Hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, phiếu nhập – xuất kho, phiếu giao hàng, hóa đơn giá trị gia tăng mua vào và bán ra,…
- Chứng từ có liên quan đến doanh thu – chi phí.
– Hệ thống báo cáo thuế và sổ sách kế toán: Là giấy tờ liên quan đến việc kê khai tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cần nộp cho cơ quan Thuế đã được quy định trong thông tư 200/2014/TT-BTC và 133/2016/TT-BTC. Từng loại báo cáo sẽ được quản lý trực tiếp dựa trên các chứng từ, sổ sách kế toán hợp lệ theo mốc thời gian quy định cụ thể.
– Các loại thuế quan trọng khác: Trong quá trình hoạt động, Doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế gồm: Thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập – xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Báo cáo tài chính năm: Là tổng hợp của nhiều báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, tài sản, nợ phát sinh, vốn chủ sở hữu, thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Một báo cáo tài chính năm cơ bản gồm: Bảng cân đối kế toán, những tờ khai quyết toán thuế năm, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả kinh doanh.
III. Những công việc mà kế toán doanh nghiệp cần phải làm là gì?
Những nhiệm vụ mà một kế toán doanh nghiệp phải hoàn thành
Tùy thuộc vào đặc thù công việc, nhiệm vụ cơ bản mà kế toán doanh nghiệp phải đảm nhận bao gồm:
- Ghi chép, thu thập và kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ kế toán phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Sau đó, tiến hành xử lý, tính toán, đối chiếu, hạch toàn, lưu trữ cẩn thận, ghi nhận vào sổ sách cần thiết, thu hồi và chi trả tiền lại cho doanh nghiệp.
- Lập phiếu thu – chi, hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho trong ngày một cách khoa học và tuân thủ theo nguyên tắc kế toán.
- Lập các báo cáo quản trị và báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo nhằm theo dõi, giám sát và đưa ra quyết định về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Tiến hành kê khai, lập báo cáo thuế, báo cáo kế toán để nộp cho cơ quan Thuế vào ngân sách đúng thời gian quy định.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Vina Acounting về vai trò và công việc của một kế toán doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc tổng hợp thông tin báo cáo và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Nếu bạn quan tâm đến những vấn đề liên quan hoặc có thắc mắc nào, hãy truy cập vào website vinaaccounting.vn hoặc liên hệ hotline 0901 22 73 88 để được hỗ trợ nhanh nhất.