Đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào đều cần phải có kế toán, các đơn vị xây dựng cũng vậy. Kế toán công trình giúp họ xử lý mọi hóa đơn báo cáo và bóc tách được chi phí công trình, tính toán thêm được những khoản phí cần phải chi trả cùng nguồn doanh thu về từ các dự án một cách chi tiết nhất. Điều này cũng làm giải thiểu tối đa rủi ro xảy ra trong quá trình xây dựng. Cùng VINA ACCOUNTING tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Một vài thông tin khái quát về kế toán công trình
Kế toán công trình hay kế toán xây dựng là người đảm nhiệm việc bóc tách cùng các khoản chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này càng làm rõ hơn các khoản phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.

Mỗi dự án công trình xây dựng đều sẽ các hạng mục dự toán riêng biệt. Kế toán công trình sẽ dựa vào những hạng mục này để bóc tách các chi phí cho mỗi công trình khác nhau. Bên cạnh đó họ cũng được tổng hợp lại chi phí riêng ở mỗi công trình, khác với kế toán thương mại dịch vụ. Giá trị của công trình nào thì sẽ được kế toán tổng hợp lại và hạch toán vào công trình đó.
Đặc điểm chung của kế toán công trình
Có thể nói việc xây dựng bất kỳ công trình nào cũng đều cần phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Vì thế mà giá xây dựng ở mỗi nơi cũng sẽ có nhiều sự thay đổi, kế toán công trình cần phải vận dụng giá hợp lý cho mỗi công trình, đồng thời cũng phải căn cứ vào dự toán để xác định mức tiêu hao vật tư,..
Kế toán công trình sẽ bóc tách các chi phí để hạch toán dựa vào giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này trong mỗi dự án nhằm mục đích thể hiện rõ được những khoản phí trong dự toán như thế nào giúp cho kế toán có thẻ hạch toán chính xác.
Mỗi một công trình xây dựng đều đi kèm với các hạng mục dự toán riêng. Kế toán sẽ dựa vào từng hạng mục này để tách chi phí cho từng loại công trình khác nhau. Sự khác biệt giữa kế toán công trình với kế toán thương mại dịch vụ chính là sẽ được tổng hợp chi phí riêng.

Mỗi công trình đều sẽ xây dựng qua nhiều kỳ kế toán. Bên cạnh việc hạch toán thường xuyên và kết chuyển các khoản phí trong kỳ thì kế toán xây dựng cũng cần phải theo dõi sổ chi tiết chi phí trong việc sản xuất kinh doanh dở cho từng công trình để biết được bản thân có đang bỏ sót chi phí nào không trong các báo cáo kế toán tài chính.
Nhìn chung thì có thể hiểu đặc điểm chung của một nhân viên kế toán công trình sẽ là cần phải làm nhiều công việc từ kế toán kho, kế toán tổng hợp cho tới nghiệm thu công trình, tách chi phí dự án,..
Những công việc mà kế toán công trình cần thực hiện
Dưới đây là chi tiết một số công việc mà kế toán công trình cần phải thực hiện.
- Theo dõi thường xuyên và bám sát dự toán để kịp thời hỗ trợ đưa nguyên liệu, vật liệu vào công trình nhằm đảm bảo đúng thời hạn thi công.
- Lập và theo dõi bảng lương của công nhân trong từng giai đoạn tiến độ thi công công trình.
- Theo dõi chi phí chung phục vụ công trình và chi phí cho các loại máy móc thi công.
- Lập và phân bổ chi phí, tính giá thành cho từng hạng mục công trình, từng công trình khi được nghiệm thu.
- Lập bảng báo cáo về tình hình nguyên liệu, vật liệu kế toán theo từng tháng, từng quý.
- Sắp xếp và lưu trữ sổ sách cùng các loại chứng từ cẩn thận, khoa học và dễ tìm kiếm. Đặc biệt là các loại giấy chứng từ phát sinh, các biên bản nghiệm thu toàn bộ theo từng giai đoạn.
- Đối chiếu và so sánh số liệu thực tế phát sinh cùng số liệu có trong dự toán.
- Khi doanh nghiệp cần làm việc với cơ quan nhà nước thì kế toán công trình sx là người đứng ra làm đại diện cho doanh nghiệp.
Cách làm hạch toán kế toán xây dựng mới nhất 2023
Đối với việc hạch toán kế toán công trình thì các nghiệp vụ thu chi, công nợ đều được hạch toán giống với kế toán thương mại dịch vụ, tính giá thành công trình sẽ có cách hạch toán khác. Cụ thể:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho công trình
Cách hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp cho các công trình như sau:
Hạch toán nghiệp vụ mua nguyên vật liệu
- Nợ 152
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331.
Hạch toán nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu thi công
Dựa theo Thông tư 200:
- Nợ 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Có 152
Theo Quyết định 48:
- Nợ 1541 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Có 152
Chi phí nhân công trực tiếp
Cách hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Theo thông tư 200
Vào cuối tháng, tính khoản lương cần phải trả cho công nhân:
- Nợ 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
- Có 334
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính vào chi phí:
- Nợ 622.
- Có 3383, 3384, 3389
Theo thông tư 48
Cuối tháng, tính lương cần phải trả cho công nhân:
- Nợ 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp.
- Có 334.
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tính vào chi phí:
- Nợ 1542
- Có 3383, 3384, 33.
Chi phí máy thi công
Cách hạch toán chi phí của máy thi công diễn ra như sau:
Theo Thông tư 200
Cuối tháng, khoản chi phí cần phải trả cho lái máy:
- Nợ 6231 – Chi phí nhân công máy thi công.
- Có 334.
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí:
- Nợ 627 – Chi phí sản xuất chung.
- Có 3383, 3384, 3389.
Cuối tháng trích khấu hao máy thi công sẽ là:
- Nợ 6234 – Chi phí khấu hao
- Có 214.
Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:
- Nợ 6232 – Chi phí nguyên nhiên vật liệu.
- Có 152.
Chi phí sửa chữa và thay thế phụ tùng thuê máy:
- Nợ 6237.
- Nợ 1331.
- Có 111, 112, 331.

Quyết định 48
Cuối tháng, tính lương cần phải trả cho lái máy:
- Nợ 1543 – Chi phí máy thi công.
- Có 334.
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389
Cuối tháng trích khấu hao thi công:
- Nợ 1543 – Chi phí máy thi công
- Có 214
Chi phí xăng dầu cho máy hoạt động:
- Nợ 1543
- Có 152
Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng và thuê máy:
- Nợ 1543
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331.
Chi phí chung cho cả công trình
Khoản chi phí này bao gồm cả các khoản chi phí lán trại, điện nước, lương của cán bộ quản lý,.. và các chi phí phục vụ và chung phát sinh tại công trình. Cách hạch toán các khoản sẽ như sau:
Theo thông tư 200
Cuối tháng, tính lương phải trả cho bộ phận quản lý công trình:
- Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung.
- Có 334
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí:
- Nợ 6271 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389.
Cuối tháng trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:
- Nợ 6274
- Có 214
Các chi phí chung khác:
- Nợ 627
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
Theo Quyết định 48
Cuối tháng, tính lương cần phải trả cho cán bộ quản lý công trình:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 334
Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí:
- Nợ 1547 – Chi phí sản xuất chung
- Có 3383, 3384, 3389.
Cuối tháng, trích khấu hao tài sản cố định phục vụ quản lý công trình:
- Nợ 1543
- Có 214
Các chi phí chung khác:
- Nợ 1547
- Nợ 1331
- Có 111, 112, 331
Lời kết
Trên đây là toàn bộ các thông tin mới nhất về kế toán công trình mà VINA ACCOUNTING muốn gửi tới bạn. Mong rằng bài viết ngắn gọn này sẽ giúp bạn hiểu được thêm về khái niệm cũng như các đặc điểm chung của kế toán xây dựng.
Xem thêm: