Làm kế toán cần học những gì? Yêu cầu của ngành kế toán

Nghề nghiệp vốn là thứ gắn bó lâu dài với ta, là thứ giúp ta lo cơm áo gạo tiền, ổn định tài chính của cá nhân và gia đình. Vì thế, nghề nào cũng chắc chắn sẽ cần có sự chuẩn bị nhất định. Vậy với nghề kế toán cần học những gì? Hãy cùng Vina Accounting tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

I. Nghề kế toán và yêu cầu của ngành nghề này

1. Hãy hiểu đúng về ngành nghề kế toán

Nghề kế toán là nghề phụ trách xử lý và làm việc với các loại giấy tờ (các chứng từ, hóa đơn, sổ sách,…), lập hồ sơ tài chính, lập hồ sơ thuế cho doanh nghiệp. Kế toán cũng là người phải biết cân đối thu – chi, nắm rõ nguồn lực về tài chính hay còn gọi là nguồn vốn của doanh nghiệp, nắm được doanh thu và lợi nhuận đến việc tính lương, quyết toán, từ đó phân bổ ngân sách thực tế cũng là công việc của một nhân viên hoặc chuyên viên kế toán.

Kế toán cần học những gì

2. Yêu cầu cơ bản với người làm nghề kế toán

Các yêu cầu cơ bản chung với những người muốn làm và gắn bó lâu dài với nghề kế toán bao gồm:

– Có trình độ và bằng cấp uy tín về ngành kế – kiểm toán

– Có kỹ năng tốt và phẩm chất cần thiết của nghề (tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc,…)

– Có sự cam kết bảo mật thông tin và tuân thủ các quy định, nguyên tắc kế toán của Nhà nước và Doanh nghiệp.

Bên cạnh việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản trên, người làm nghề kế toán cũng cần linh hoạt cập nhật, đổi mới và thích ứng với các yêu cầu của thị trường và nền kinh tế hiện nay để nâng cao cơ hội thăng tiến cho mình.

Kế toán cần học những gì

II. Yêu cầu về kiến thức và chuyên môn của nghề kế toán

1. Kiến thức và nghiệp vụ ngành kế – kiểm toán

Để có thể hành nghề, điều chắc chắn và bắt buộc một người phải có là sự đảm bảo về kiến thức của mình. Bằng cấp yêu cầu của một người khi làm nghề là bằng được cấp từ các trường cao đẳng, đại học đào tạo về kế – kiểm toán hoặc các ngành liên quan. Lộ trình học tập bạn cần đảm bảo nắm được các kiến thức cơ bản ở các môn học đại cương và chuyên ngành, có thể kể đến các môn học trong danh sách dưới đây:

– Nguyên lý kế toán – Kế toán quốc tế
– Kế toán quản trị – Kinh tế vi mô
– Kế toán chi phí – Kinh tế vĩ mô
– Kiểm toán – Quản lý rủi ro
– Phân tích, quản lý ngân sách – Kế toán công
– Chiến lược kinh doanh – Thực hành Kiểm toán Tài chính
– Kế toán tài chính – Định giá doanh nghiệp
– Báo cáo tài chính – Tiêu chuẩn, đạo đức nghề nghiệp…

Trong đó, các môn được in đậm là các môn trọng tâm để nắm được chuyên môn kế toán. Lộ trình và chương trình học sẽ linh hoạt được thay đổi sao cho phù hợp với môi trường mà bạn chọn học tập. Đại học sẽ mang đến lộ trình dài và chuyên sâu hơn với nhiều môn hơn ở Cao đẳng hay Trung cấp. Hãy nắm chắc các kiến thức này vì chúng sẽ được ứng dụng thực tiễn và công việc kế toán khi bạn gia nhập thị trường lao động.

Kế toán cần học những gì

2. Kỹ năng và phẩm chất của nghề kế toán

– Chính trực: Đây là phẩm chất đầu tiên và quan trọng của người làm nghề kế toán. Việc bảo mật thông tin, trung thực để lưu trữ, phân tích và báo cáo số liệu là điều bắt buộc vì kế toán tiếp xúc trực tiếp với các thông tin về nguồn vốn, tài chính, lợi nhuận, lãi – lỗ của công ty.

– Tỉ mỉ và cẩn thận khi làm việc: Nghề kế toán không dành cho những ai không có tính cẩn thận. Việc làm việc trực tiếp và hàng ngày với những con số đòi hỏi sự nhạy bén với chúng, cũng như sự tỉ mỉ cẩn thận cao. Bởi lẽ chỉ cần một phút chủ quan không cẩn thận làm sai bất kì một điểm nào trên các hóa đơn, chứng từ, sổ sách cũng sẽ kéo theo các hậu quả to lớn về sau.

– Kỹ năng tính toán và phân tích nhạy bén: Bên cạnh các kỹ năng tính toán thông thường và cơ bản, người làm nghề kế – kiểm có kỹ năng tính toán nhanh, phân tích chứng từ, con số nhạy bén, phân tích tài chính, số liệu rõ ràng sẽ có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh hơn.

– Kỹ năng về công nghệ: Thế giới và nền kinh tế đang chuyển đổi số và vì thế rất nhiều nghiệp vụ kế toán đã được đưa lên thực hiện trên máy tính và các phần mềm, hệ thống hiện đại. Vì vậy, kỹ năng công nghệ sẽ giúp bạn thích ứng nhanh và khong bị tụt lại phía sau.

– Kỹ năng chịu được áp lực cao: Tùy thời điểm nhất định mà nghề kế toán có cường độ áp lực riêng. Thời điểm cường độ công việc cao, kế toán cần giữ được sự tập trung cao, đảm bảo tính chính xác và theo kịp thời hạn công việc. Vì vậy, việc chịu được áp lực cao là kỹ năng cần thiết.

Kế toán cần học những gì

III. Những công việc có thể làm sau khi học kế toán ra trường

Với bằng cử nhân ngành kế – kiểm toán, sau khi ra trường bạn có nhiều hướng khác nhau để phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn phát triển theo đúng chuyên ngành và tham gia vào nghề kế toán nói chung, bạn có thể làm ở các vị trí Kế toán nói chung trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia trong công việc phân tích tài chính và đầu tư. Bạn có thể phát triển ở các vị trí như Chuyên viên phân tích tài chính, Chuyên viên tư vấn đầu tư, phân tích dữ liệu,… tại các doanh nghiệp.

Cuối cùng, làm kế toán ngân hàng cũng là một sự lựa chọn được nhiều bạn theo đuổi. Môi trường làm việc tại ngân hàng tuy áp lực cao nhưng lại có chế độ đãi ngộ tốt về cả phúc lợi và mức lương.

Kế toán cần học những gì

IV. Nghề kế toán có cần học các chứng chỉ quốc tế không?

Có một số chứng chỉ quốc tế giúp người theo nghề kế toán nâng cao trình độ chuyên môn và thúc đẩy thăng tiến sự nghiệp. Việc của chúng ta là xác định mục tiêu và định hướng bản thân, sau đó quyết định học loại chứng chỉ phù hợp. Ví dụ bạn muốn hoàn toàn theo kế – kiểm toán thì nên học chứng chỉ ACCA hoặc CPA, còn nếu bạn muốn phát triển thiên về tài chính và đầu tư thì chứng chỉ CIMA và CFA sẽ cần thiết hơn.

Kế toán cần học những gì

Trên đây là tất cả thông tin mà Vina Accounting muốn chia sẻ đến với các bạn về nghề kế toán. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin và căn cứ để có thể tự tin đưa ra quyết định trên chặng đường học tập và nghề nghiệp của mình. Để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác, các bạn có thể ghé website vinaaccounting.vn nhé.