Việc xác định những điều kiện kê khai thuế GTGT theo tháng là vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp đang thực hiện kinh doanh sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Liệu những đối tượng nào sẽ thực hiện nghĩa vụ này và những lưu ý khi kê khai thuế là gì? Nếu vẫn chưa biết câu trả lời, hãy để Vina Accounting bật mí về những vấn đề một cách chi tiết tiết nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thuế GTGT là gì? Điều kiện để kê khai thuế GTGT theo tháng
Thuế giá trị gia tăng (được viết tắt GTGT) được hiểu là loại thuế gián thu và sẽ được tính trên giá trị gia tăng thêm của các sản phẩm, hàng hóa hay là những dịch vụ được phát sinh trong quá trình sản xuất và lưu thông, cho đến khi tới được tay của người tiêu dùng. Đây còn là một trong các loại thuế mang tính quan trọng, nhằm đảm bảo cân bằng trong ngân sách nhà nước và đóng vai trò vô cùng lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Việc kê khai thuế GTGT theo tháng là loại kê khai thuế được tính theo tháng, với điều kiện là trừ những trường hợp mà chúng tôi đã tổng hợp dưới đây:
– Thứ nhất, người chịu trách nhiệm nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm, hàng hoá và cung cấp những dịch vụ của năm trước liền kề có từ 50 tỷ đồng trở xuống;
– Thứ hai, việc kê khai thuế GTGT được tạm tính theo từng lần phát sinh đối với các hoạt động trong việc kinh doanh để lắp đặt, xây dựng, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh, hay từ việc bán hàng vãng lai,…;
– Thứ ba kê khai thuế GTGT từng lần phát sinh đối với các khoản thuế GTGT theo các phương pháp trực tiếp, tính trên doanh số của người kinh doanh không hoạt động thường xuyên.
Như vậy có thể thấy rằng, người chịu trách nhiệm nộp thuế GTGT theo tháng phải thỏa điều kiện có tổng doanh thu trong việc bán hàng hoá, sản phẩm đồng thời cung cấp các dịch vụ của năm trước liền kề phải thỏa mãn lớn hơn 50 tỷ đồng.
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng
Theo như Điều 8 của Thông tư số 126/2020/NĐ-CP, việc kê khai thuế GTGT theo tháng sẽ được áp dụng đối với những cá nhân hay các đơn vị có tổng doanh thu, lợi nhuận được ghi trên tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề từ việc bán hàng những sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ phải trên 50 tỷ đồng.

Ví dụ: Vào năm 2021, một công ty mang tên TNHH Xây Dựng Và Thương Mại Ngọc Hà thực hiện việc kê khai thuế GTGT theo tháng có mức doanh thu từ việc buôn bán các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cả năm 2021 là 55 tỷ đồng. Vì vậy mà công ty này sẽ thuộc đối tượng phải có trách nhiệm kê khai thuế GTGT theo tháng.
Quy định mới trong tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC
Thông thường mẫu để kê khai thuế GTGT được áp dụng cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT phương pháp khấu trừ sẽ là mẫu số 01/GTGT. Bên cạnh đó mẫu kê khai thuế GTGT được gửi đến cơ quan thuế chỉ được xem là hợp pháp khi mẫu kê khai được thực hiện đúng với mẫu quy định, những chỉ tiêu trong tờ kê khai phải được ghi chính xác và đầy đủ nhất theo những quy định của Luật thuế; đồng thời được người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoạt động kinh doanh ký tên và đóng dấu hoặc có thể ký điện tử vào ở cuối tờ khai.
Việc thực hiện những chỉ tiêu trên tờ kê khai thuế GTGT theo như mẫu số 01/GTGT hầu như các kế toán của doanh nghiệp đều đã quen.Thế nhưng kể từ kỳ thuế của năm 2022, đối với những biểu mẫu tờ kê khai đã thêm một số thay đổi nhiều, đặc biệt là trong mẫu tờ khai theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Dưới đây là một số quy định mới nhất cũng như là các chỉ tiêu vừa được bổ sung thêm trong tờ khai thuế GTGT theo thông tư số 80/2021/TT-BTC mà các cá nhân, doanh nghiệp đang thực hiện kê khai thuế GTGT nên biết:
- Chỉ tiêu số [01a] để phù hợp quy định khai riêng đối với một số hoạt động theo quy định tại khoản 2, Điều 7, và điểm b, điểm c, khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Chỉ tiêu [23a], 24a] để có thông tin về số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu và đối chiếu với dữ liệu của cơ quan hải quan, giúp cho cơ quan thuế kiểm soát được việc kê khai của người nộp thuế vào khâu nội địa đầy đủ, chính xác, kịp thời.

- Chỉ tiêu [39a] để khai riêng thuế GTGT nhận bàn giao trong các trường hợp, thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động… đảm bảo theo dõi, đối chiếu được số thuế đã bàn giao của các đơn vị khác và kiểm soát được việc kê khai tăng số thuế GTGT đầu vào của người nộp thuế.
Ngoài ra còn thực hiện bỏ chỉ tiêu số [39] “Thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng, bất động sản ngoại tỉnh” để phù hợp với quy định mới tại Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 80/2021/TT-BTC, khắc phục tình trạng chuyển số thuế đã nộp thành số thuế còn được khấu trừ nhưng không có cơ chế hoàn trả cho người nộp thuế như quy định trước đây.
Những lưu ý khi kê khai thuế gtgt
Bên cạnh đó, để việc kê khai thuế GTGT chính xác hơn, người có trách nhiệm nộp thuế nên lưu ý một số điều dưới đây:
1. Trường hợp đối với những đơn vị, doanh nghiệp mới được thành lập:
Các đơn vị, doanh nghiệp mới được thành lập sẽ lựa chọn kê khai thuế GTGT theo quý. Và sau khi đã hoạt động đủ 1 năm (tức là 12 tháng), những đơn vị, doanh nghiệp này căn cứ vào mức độ doanh thu trong năm trước liền kề để có thể xác định chính xác kỳ kê khai thuế GTGT theo tháng hay quý và thực hiện ổn định trong năm dương lịch đó.
2. Trường hợp đối với những đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động.
- Nếu các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu, lợi nhuận từ năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống sẽ phải thực hiện việc kê khai thuế GTGT theo quý.
- Còn nếu các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động có mức doanh thu, lợi nhuận từ năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở lên sẽ phải thực hiện việc kê khai thuế GTGT theo tháng.
- Đối với các đơn vị, doanh nghiệp đang kê khai thuế GTGT theo tháng nếu đủ điều kiện để kê khai thuế GTGT theo quý thì phải gửi văn bản đề nghị đến cơ quan thuế, chậm nhất là vào ngày 30/01 của năm bắt đầu kê khai theo quý. Nếu không thực hiện gửi văn bản thì sẽ tiếp tục được tính kê khai thuế GTGT theo tháng.
Trên đây là bài viết các thông tin chi tiết nhất về kê khai thuế GTGT theo tháng cũng như là một số điều cần lưu ý mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng các đơn vị, doanh nghiệp sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong việc kê khai thuế GTGT chính xác. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay Vina Accounting để được giải đáp nhanh nhất nhé!
Xem thêm: