Để hoàn thành thủ tục, quy trình hủy giấy phép kinh doanh thì cần thực hiện rất nhiều bước theo quy định của pháp luật. Nếu trễ trong việc thông báo hủy giấy phép kinh doanh thì có thể doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính. Chính vì thế Vina accounting muốn gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây để tham khảo.
I. Thủ tục, quy trình hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Để thực hiện được thủ tục hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể thì doanh nghiệp cần đóng đầy đủ các khoản thuế đã phát sinh trước khi ngừng kinh doanh. Thủ tục, quy trình hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể gồm các bước như sau:
1. Thủ tục khóa mã số thuế
Để thực hiện được thủ tục khóa mã số thuế thì doanh nghiệp cần đóng đầy đủ các khoản thuế đã phát sinh trước khi ngừng kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn thì cần làm thông báo hủy hóa đơn và xé góc số hóa đơn còn lại. Đồng thời nộp lại báo cáo tài chính sử dụng hóa đơn.
Hồ sơ khóa mã số thuế bao gồm: Đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh theo mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành cùng thông tư số 95/2016/TT-BTC; Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế của hộ kinh doanh cá thể.
Xem thêm: Hướng dẫn thứ tự các bước cách nộp báo cáo tài chính qua mạng
Địa chỉ nộp hồ sơ: Chi cục thuế quận/huyện.
Hồ sơ sau khi nộp, sẽ được Chi cục thuế kiểm tra xem đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế hay chưa. Nếu đã nộp đầy đủ, sẽ có văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã hoàn thành nghĩa vụ thuế gửi đến bạn.
2. Quy trình trả giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Quy trình hủy giấy phép đăng ký kinh doanh gồm các bước:
Chuẩn bị hồ sơ: Văn bản thông báo ngừng hoạt động kinh doanh theo mẫu tại phụ lục III-5 được ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT; Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế hộ kinh doanh của Chi cục thuế; Giấy phép kinh doanh hộ cá thể (bản gốc); Trường hợp hộ kinh doanh thành lập gồm nhiều thành viên tham gia thì cần có biên bản họp chấm dứt hoạt động kinh doanh.
Địa chỉ nộp hồ sơ: Phòng tài chính – kế toán tại UBND cấp quận/huyện.
Phòng tài chính sẽ gửi văn bản xác nhận giấy phép kinh doanh đã được trả lại cho doanh nghiệp trong vòng 3 ngày làm việc nếu hồ sơ doanh nghiệp hợp lệ.
Hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể thành công khi doanh nghiệp hoàn thành khóa mã số thuế và trả lại giấy phép kinh doanh.
II. Những lưu ý khi thực hiện hủy giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Những lưu ý khi thực hiện hủy giấy phép kinh doanh hộ gia đình mà bạn cần biết:
Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy kinh doanh cửa hàng
– Doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh dưới 1 năm cần gửi văn bản thông báo đến Phòng tài chính – kế hoạch trước 15 ngày. Trong đó thời gian tạm ngưng kinh doanh không quá 1 năm.
– Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh cần có văn bản thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh kèm bản gốc giấy phép kinh doanh không quá 6 tháng kể từ ngày chấm dứt kinh doanh. Nếu chậm trễ bạn có thể bị phạt từ 500.000 – 1.000.000VNĐ.
– Nếu bạn không nộp lại bản gốc giấy phép kinh doanh khi tiến hành hủy giấy phép kinh doanh sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 – 1.000.000VNĐ.
III. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Vina accounting
Nếu bạn còn thắc mắc cũng như cần được hỗ trợ trong các thủ tục, quy trình hủy giấy phép kinh doanh, hay cấp lại giấy phép kinh doanh hãy liên hệ Vina accounting để được hỗ trợ nhanh nhất. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Vina accounting với nhiều ưu điểm:
– Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức chuyên môn.
– Thời gian tiếp nhận thông tin và xử lý vấn đề nhanh chóng.
– Phí dịch vụ rõ ràng, minh bạch đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trên đây là thông tin bài viết thủ tục, quy trình hủy giấy phép kinh doanh mà Vina accounting muốn gửi đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc về các vấn đề liên quan bạn có thể liên hệ qua hotline 0901 22 73 88 hoặc truy cập Website vinaaccounting.vn